MẠN ĐÀM VỀ LĂNG GIA LONG


Một công trình kiến trúc đặc sắc
                                                                                                                           
 Vào năm 1814, sau khi Thừa Thiên cao Hoàng hậu - vợ chính của Vua Gia Long mất, Vua Gia Long liền bàn với các đình thần về việc làm một cái hiệp lăng để chôt cất di hài của người vợ yêu quý đã cùng ông lặn lội trên chiến trường vào sinh ra tử trong suốt 1/4 thế kỷ và cũng là nơi sẽ chôn di hài của mình sau này. Với quan niệm “Sinh ký tử quy” của hầu hết người Á Đông, Vua Gia Long cũng rất quan tâm tới nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Vì vậy nhà Vua đã đặc cách cử vị đại thần của mình là Lê Duy Thanh (con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn), là một người rất giỏi và am hiểu về địa lý thời bấy giờ phụ trách việc tầm long điểm huyệt. Đồng thời bổ nhiệm 2 quan là Tống Phúc Lương và Phạm Như Đăng làm nhiệm vụ điều khiển và trông coi việc xây lăng.

Nhận nhiệm vụ Vua giao Lê Duy Thanh đã cùng nhiều thầy địa lý giỏi khác lặn lội đi khắp vùng núi non sông nước của Thừa Thiên - Huế. Cuối cùng đã tìm được ra cuộc đất lý tưởng tại làng Định Môn thuộc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm bên tả ngạn sông Hương, cách kinh thành khoảng 16km về phía Tây. Sau khi tìm được cuộc đất này Lê Duy Thanh đã cho bốc dịch tới 7 lần để hỏi xem khí đất cát hung. Rồi lại khiến hoàng tử thứ 4 bốc dịch một lần nữa được quẻ Lôi Địa Dự, động hoà lục nhị lời chiêm rằng: “Giới vu thạch, bất chung nhận, trinh cát” (Vững như thạch, không cần chờ đến ngày, chính bền, tốt). Vì vậy bèn trình lên Vua Gia Long đề nghị chọn cuộc đất đó xây dựng lăng.

Xét dưới góc độ địa lý thì đây là cuộc đất rất đẹp, Long nhập thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một hồ lớn làm minh đường với phương thuỷ tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi đại thiên thọ làm tiền án, thuỷ lai từ phương Tốn Tị tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thuỷ khẩu Tuất phương.

Theo phép bát diệu trường sinh thuỷ pháp thì Cấn long nhập thủ, Long sinh sẽ là Văn Khúc thuỷ tinh. Đặt Long tinh Văn Khúc vào hữu hậu sơn nghịch chuyển tới phương minh đường thuỷ tụ Khôn ra sao Vũ Khúc kim tinh là cát tinh quý cách, lại có long thuỷ tương sinh là tốt.

Đứng tại huyệt mặt hướng về phía trước (minh đường) thấy thuỷ chảy tiêu về phía Bắc 6 sơn Tân Tuất càn Hợi Nhâm Tý nên đối cung là Nam tức Hoả cuộc thuỷ long Bính can quản cục. Bính dương hoả Trường sinh tại Dần, thuỷ lai từ phương Tốn Tị chảy vào minh đường là lấy Lộc thuỷ (Lâm quan, Đế vượng) rồi cho tiêu thoát ra phương Tuất là phương Mộ khố hợp thuỷ pháp chính ứng câu ca “Ất Bính giao nhi xu Tuất”.

Với cuộc đất này các nhà địa lý xưa đã chọn đặt lăng toạ Quý 癸 hướng Đinh 丁, phân kim Canh Tý 庚 子, Canh Ngọ 庚午nhằm thu toàn bộ cát khí hào 5 của quẻ Đại Quá. Lại đạt được chọn toạ hướng toàn trên bát can tứ duy nhằm tránh sát của địa chi gây ra, bởi thế mới nói là phân kim lập hướng toàn theo chính châm lại bảo là phùng châm phân kim vậy. Quả là phép lựa chọn tài tình, đáng để giới chuyên môn suy nghĩ.

Đi sâu hơn xem xét tính âm dương quy dịch lý của huyệt này thì quẻ chủ quản huyệt vị là quẻ Trạch thuỷ Khốn động hào 6 biến thành quẻ Thiên thuỷ Tụng.


Quẻ Khốn lời soán nói:“Khốn, hanh, trinh đại nhân cát, vô cữu, hữu ngôn bất tín” (Khôn hanh thông, chính bền, đại nhân tốt không lỗi, có nói cũng khó tin). Nghĩa là cuộc đất này rất tốt đẹp hanh thông, lại phát lâu dài (chính bền). Nhưng vì khí lực quá mạnh, long nhập hùng cường nên chỉ phù hợp với những bậc đại nhân, những người đức cao trí lớn, như những bậc quân vương đại thần tài đức song toàn (đại nhân cát). Cuộc đất này không dành cho những kẻ tiểu nhân, thiển đức, những kẻ giá áo túi cơm. Những đối tượng ấy dù có đặt vào huyệt này cũng không có phúc để hưởng mà còn chiêu thêm hoạ của sự khốn cùng. Thế đủ biết sự hanh thông chính bền của quẻ Khốn, cái cát của nó thật lớn lắm thay. Nhưng ở đời phàm những gì quá hanh thông chính bền thì không phải ai cũng biết và ai cũng được hưởng vậy, cũng như vua chúa không phải ai cũng được diện kiến long nhan (biết mặt) nên mới bảo long Khốn hanh trinh đại nhân cát mà “hữu ngôn bất tín” (không phải ai cũng biết mà nói ra cũng không phải ai cũng tin). Chỉ có bậc trí giả dư thừa, những bậc đại nhân quân tử mới biết được mà thôi.

Đọc lời tượng của quẻ Khốn lại ghi rằng: “Khốn, quân tử dĩ trí mệnh toại chí”. Nghĩa là cuộc đất của quẻ Khốn này thật tốt đẹp, người quân tử lấy đây mà trút bỏ tính mệnh (hạ táng) để thoả chí hướng của mình (giúp cho con cháu đời sau được phát triển lâu bền, cha truyền con nối, dòng giống vương triều của mình được tồn hữu thiên thu). Vậy thì cuộc đất này há chẳng phải là cuộc đất mà các bậc quân vương trọng thần đang tìm kiếm sao.

Tuy nhiên quẻ Khốn có hào 6 động biến thành quẻ Tụng. Lời soán của quẻ Tụng nói rằng: “Tụng hữu phu trất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên”. Thoán truyện viết rằng: Tụng trên cứng, dưới hiểm, hiểm mà mạnh tất sinh kiện cáo. “Tụng hữu phu trất địch, trung cát” nghĩa là cương đến mà đắc trung vậy. “Chung hung” như đừng để tranh chấp trở thành lâu dài mà phải “lợi kiến đại nhân” tức là chuộng điều trung chính vậy, bởi nếu không sẽ “bất lợi thiệp đại xuyên” sẽ sa vào vực thẳm. Lời tượng của quẻ Tụng lại tiến thêm một bước nữa đưa ra lời khuyên: “Thiên dữ thuỷ vi hành. Tụng, quân tử dĩ tác sự mưu thuỷ” (Trời với đất đi trái ngược nhau là quẻ Tụng, người quân tử lấy đấy mà hễ làm việc gì phải mưu tính ngay từ đầu). Điều đó có nghĩa là cuộc đất này tuy rất tốt đẹp, vận khí lâu dài nhưng vì động hào 6 (động hào không phải là do cuộc đất mà do âm phúc của mỗi cá nhân của người được an táng tại đó biến đổi không qua trạng thái thời gian tức năm sinh của Gia Long mà thành) - nên nhất định những đời sau sẽ có biến cố. “Thiên dĩ thuỷ vi hành” Thuỷ ở đây phải hiểu là đất. Trời đất tuy luôn nằm trong một thể thống nhất với nhau mà lại là hai mặt mâu thuẫn trái ngược nhau. Anh em con cháu tuy cùng một tổ tông, cha mẹ nhưng lại là hai cá nhân độc lập không phải lúc nào cũng hoà thuận theo nhau. Tượng của quẻ Tụng nói trời đất đi trái ngược nhau là sự tiên đoán thần kỳ của địa lý rằng con cháu đời sau của nhà vua (người đặt táng tại cuộc đất này) sẽ phát sinh sự cố, có sự tranh giành địa vị vương triều mà khởi loạn đao binh. Người ta thường nói: “Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời” nghĩa là phải có một cuộc huynh đệ tương tàn cuối cùng thì trời thắng thế giữ vững ngôi vị của mình. Vì vậy, với sự tiên đoán trước một cách tài tình này mà Dịch đưa ra lời khuyên “Quân tử dĩ tác sự mưu thuỷ” người quân tử - Tức đấng quân vương hiểu biết, lấy đấy mà suy ngẫm hễ làm điều gì phải mưu tính ngay từ đầu.

Điểm lại lịch sử 13 triều vua nhà Nguyễn ta mới thấy hết cái đạo quán thông trời đất của Dịch lý - Âm phần. Quả là trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Khi tìm hiểu lịch sử vương triều của vua Tự Đức với nạn “giặc chày vôi” gây binh biến cho kinh thành. Tự Đức đã phải bắt giam anh mình là Hồng Bảo vào ngục và sau tự vẫn chết trong ngục do mưu đồ cướp ngôi làm phản.

Cuối cùng trở lại với lời tiên đoán bất di bất dịch như sấm dội trên cao của Soán từ quẻ Tụng, hết sức đơn giản ngắn gọn mà như định mệnh không thể thay đổi được của triều đại nhà Nguyễn “Tụng hữu phu trất dịch, trung cát, chung hung” (Thành thật mà bị bế tắc, cuối cùng hung). Càng ngẫm ta càng cảm được cái phi thường của Dịch. Thành thật mà bị bế tắc, nếu đi sâu vào nghiên cứu tất cả các đời vua kể từ đời thứ 3 sau Gia Long và Minh Mạng mới thấy hết được chữ thành thật mà bị bế tắc, đó là bài “Khiêm cung ký” dài gần 5000 chữ của Vua Tự Đức. Cái chết thương tâm của Vua Tự Đức ở nhà ngục Thừa Thiên, rồi cái án lưu đày viễn xứ của nhà Vua trẻ Ái quốc Hàm Nghi, Thành thái, Duy Tân và cuối cùng là sự cáo chung của một triều đại phong kiến vương quyền kéo dài hơn 140 năm. Tất cả đều như một bức hoạ đồ minh triết lời tiên tri của quẻ Dịch “Tụng hữu phu trất dịch, chung hung”.

 Trần Mạnh Linh

Một công trình kiến trúc đặc sắc
                                                                                                                           
 Vào năm 1814, sau khi Thừa Thiên cao Hoàng hậu - vợ chính của Vua Gia Long mất, Vua Gia Long liền bàn với các đình thần về việc làm một cái hiệp lăng để chôt cất di hài của người vợ yêu quý đã cùng ông lặn lội trên chiến trường vào sinh ra tử trong suốt 1/4 thế kỷ và cũng là nơi sẽ chôn di hài của mình sau này. Với quan niệm “Sinh ký tử quy” của hầu hết người Á Đông, Vua Gia Long cũng rất quan tâm tới nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Vì vậy nhà Vua đã đặc cách cử vị đại thần của mình là Lê Duy Thanh (con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn), là một người rất giỏi và am hiểu về địa lý thời bấy giờ phụ trách việc tầm long điểm huyệt. Đồng thời bổ nhiệm 2 quan là Tống Phúc Lương và Phạm Như Đăng làm nhiệm vụ điều khiển và trông coi việc xây lăng.

Nhận nhiệm vụ Vua giao Lê Duy Thanh đã cùng nhiều thầy địa lý giỏi khác lặn lội đi khắp vùng núi non sông nước của Thừa Thiên - Huế. Cuối cùng đã tìm được ra cuộc đất lý tưởng tại làng Định Môn thuộc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm bên tả ngạn sông Hương, cách kinh thành khoảng 16km về phía Tây. Sau khi tìm được cuộc đất này Lê Duy Thanh đã cho bốc dịch tới 7 lần để hỏi xem khí đất cát hung. Rồi lại khiến hoàng tử thứ 4 bốc dịch một lần nữa được quẻ Lôi Địa Dự, động hoà lục nhị lời chiêm rằng: “Giới vu thạch, bất chung nhận, trinh cát” (Vững như thạch, không cần chờ đến ngày, chính bền, tốt). Vì vậy bèn trình lên Vua Gia Long đề nghị chọn cuộc đất đó xây dựng lăng.

Xét dưới góc độ địa lý thì đây là cuộc đất rất đẹp, Long nhập thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một hồ lớn làm minh đường với phương thuỷ tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi đại thiên thọ làm tiền án, thuỷ lai từ phương Tốn Tị tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thuỷ khẩu Tuất phương.

Theo phép bát diệu trường sinh thuỷ pháp thì Cấn long nhập thủ, Long sinh sẽ là Văn Khúc thuỷ tinh. Đặt Long tinh Văn Khúc vào hữu hậu sơn nghịch chuyển tới phương minh đường thuỷ tụ Khôn ra sao Vũ Khúc kim tinh là cát tinh quý cách, lại có long thuỷ tương sinh là tốt.

Đứng tại huyệt mặt hướng về phía trước (minh đường) thấy thuỷ chảy tiêu về phía Bắc 6 sơn Tân Tuất càn Hợi Nhâm Tý nên đối cung là Nam tức Hoả cuộc thuỷ long Bính can quản cục. Bính dương hoả Trường sinh tại Dần, thuỷ lai từ phương Tốn Tị chảy vào minh đường là lấy Lộc thuỷ (Lâm quan, Đế vượng) rồi cho tiêu thoát ra phương Tuất là phương Mộ khố hợp thuỷ pháp chính ứng câu ca “Ất Bính giao nhi xu Tuất”.

Với cuộc đất này các nhà địa lý xưa đã chọn đặt lăng toạ Quý 癸 hướng Đinh 丁, phân kim Canh Tý 庚 子, Canh Ngọ 庚午nhằm thu toàn bộ cát khí hào 5 của quẻ Đại Quá. Lại đạt được chọn toạ hướng toàn trên bát can tứ duy nhằm tránh sát của địa chi gây ra, bởi thế mới nói là phân kim lập hướng toàn theo chính châm lại bảo là phùng châm phân kim vậy. Quả là phép lựa chọn tài tình, đáng để giới chuyên môn suy nghĩ.

Đi sâu hơn xem xét tính âm dương quy dịch lý của huyệt này thì quẻ chủ quản huyệt vị là quẻ Trạch thuỷ Khốn động hào 6 biến thành quẻ Thiên thuỷ Tụng.


Quẻ Khốn lời soán nói:“Khốn, hanh, trinh đại nhân cát, vô cữu, hữu ngôn bất tín” (Khôn hanh thông, chính bền, đại nhân tốt không lỗi, có nói cũng khó tin). Nghĩa là cuộc đất này rất tốt đẹp hanh thông, lại phát lâu dài (chính bền). Nhưng vì khí lực quá mạnh, long nhập hùng cường nên chỉ phù hợp với những bậc đại nhân, những người đức cao trí lớn, như những bậc quân vương đại thần tài đức song toàn (đại nhân cát). Cuộc đất này không dành cho những kẻ tiểu nhân, thiển đức, những kẻ giá áo túi cơm. Những đối tượng ấy dù có đặt vào huyệt này cũng không có phúc để hưởng mà còn chiêu thêm hoạ của sự khốn cùng. Thế đủ biết sự hanh thông chính bền của quẻ Khốn, cái cát của nó thật lớn lắm thay. Nhưng ở đời phàm những gì quá hanh thông chính bền thì không phải ai cũng biết và ai cũng được hưởng vậy, cũng như vua chúa không phải ai cũng được diện kiến long nhan (biết mặt) nên mới bảo long Khốn hanh trinh đại nhân cát mà “hữu ngôn bất tín” (không phải ai cũng biết mà nói ra cũng không phải ai cũng tin). Chỉ có bậc trí giả dư thừa, những bậc đại nhân quân tử mới biết được mà thôi.

Đọc lời tượng của quẻ Khốn lại ghi rằng: “Khốn, quân tử dĩ trí mệnh toại chí”. Nghĩa là cuộc đất của quẻ Khốn này thật tốt đẹp, người quân tử lấy đây mà trút bỏ tính mệnh (hạ táng) để thoả chí hướng của mình (giúp cho con cháu đời sau được phát triển lâu bền, cha truyền con nối, dòng giống vương triều của mình được tồn hữu thiên thu). Vậy thì cuộc đất này há chẳng phải là cuộc đất mà các bậc quân vương trọng thần đang tìm kiếm sao.

Tuy nhiên quẻ Khốn có hào 6 động biến thành quẻ Tụng. Lời soán của quẻ Tụng nói rằng: “Tụng hữu phu trất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên”. Thoán truyện viết rằng: Tụng trên cứng, dưới hiểm, hiểm mà mạnh tất sinh kiện cáo. “Tụng hữu phu trất địch, trung cát” nghĩa là cương đến mà đắc trung vậy. “Chung hung” như đừng để tranh chấp trở thành lâu dài mà phải “lợi kiến đại nhân” tức là chuộng điều trung chính vậy, bởi nếu không sẽ “bất lợi thiệp đại xuyên” sẽ sa vào vực thẳm. Lời tượng của quẻ Tụng lại tiến thêm một bước nữa đưa ra lời khuyên: “Thiên dữ thuỷ vi hành. Tụng, quân tử dĩ tác sự mưu thuỷ” (Trời với đất đi trái ngược nhau là quẻ Tụng, người quân tử lấy đấy mà hễ làm việc gì phải mưu tính ngay từ đầu). Điều đó có nghĩa là cuộc đất này tuy rất tốt đẹp, vận khí lâu dài nhưng vì động hào 6 (động hào không phải là do cuộc đất mà do âm phúc của mỗi cá nhân của người được an táng tại đó biến đổi không qua trạng thái thời gian tức năm sinh của Gia Long mà thành) - nên nhất định những đời sau sẽ có biến cố. “Thiên dĩ thuỷ vi hành” Thuỷ ở đây phải hiểu là đất. Trời đất tuy luôn nằm trong một thể thống nhất với nhau mà lại là hai mặt mâu thuẫn trái ngược nhau. Anh em con cháu tuy cùng một tổ tông, cha mẹ nhưng lại là hai cá nhân độc lập không phải lúc nào cũng hoà thuận theo nhau. Tượng của quẻ Tụng nói trời đất đi trái ngược nhau là sự tiên đoán thần kỳ của địa lý rằng con cháu đời sau của nhà vua (người đặt táng tại cuộc đất này) sẽ phát sinh sự cố, có sự tranh giành địa vị vương triều mà khởi loạn đao binh. Người ta thường nói: “Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời” nghĩa là phải có một cuộc huynh đệ tương tàn cuối cùng thì trời thắng thế giữ vững ngôi vị của mình. Vì vậy, với sự tiên đoán trước một cách tài tình này mà Dịch đưa ra lời khuyên “Quân tử dĩ tác sự mưu thuỷ” người quân tử - Tức đấng quân vương hiểu biết, lấy đấy mà suy ngẫm hễ làm điều gì phải mưu tính ngay từ đầu.

Điểm lại lịch sử 13 triều vua nhà Nguyễn ta mới thấy hết cái đạo quán thông trời đất của Dịch lý - Âm phần. Quả là trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Khi tìm hiểu lịch sử vương triều của vua Tự Đức với nạn “giặc chày vôi” gây binh biến cho kinh thành. Tự Đức đã phải bắt giam anh mình là Hồng Bảo vào ngục và sau tự vẫn chết trong ngục do mưu đồ cướp ngôi làm phản.

Cuối cùng trở lại với lời tiên đoán bất di bất dịch như sấm dội trên cao của Soán từ quẻ Tụng, hết sức đơn giản ngắn gọn mà như định mệnh không thể thay đổi được của triều đại nhà Nguyễn “Tụng hữu phu trất dịch, trung cát, chung hung” (Thành thật mà bị bế tắc, cuối cùng hung). Càng ngẫm ta càng cảm được cái phi thường của Dịch. Thành thật mà bị bế tắc, nếu đi sâu vào nghiên cứu tất cả các đời vua kể từ đời thứ 3 sau Gia Long và Minh Mạng mới thấy hết được chữ thành thật mà bị bế tắc, đó là bài “Khiêm cung ký” dài gần 5000 chữ của Vua Tự Đức. Cái chết thương tâm của Vua Tự Đức ở nhà ngục Thừa Thiên, rồi cái án lưu đày viễn xứ của nhà Vua trẻ Ái quốc Hàm Nghi, Thành thái, Duy Tân và cuối cùng là sự cáo chung của một triều đại phong kiến vương quyền kéo dài hơn 140 năm. Tất cả đều như một bức hoạ đồ minh triết lời tiên tri của quẻ Dịch “Tụng hữu phu trất dịch, chung hung”.

 Trần Mạnh Linh

Sao Hồng Loan - Thiên Hỉ


Trên nguyên tắc Hồng Loan chủ về hôn nhân và Thiên Hỉ chủ về sinh dục nhưng hai sao quan hệ mật thiết nên Thiên Hỉ cũng ảnh hưởng đến hôn nhân và Hồng Loan cũng ảnh hưởng đến sinh dục. Hồng Loan hợp với Xương Khúc, Xương Khúc làm tăng ảnh hưởng về hỉ sự cho Hồng loan. Hồng Loan lấy niên chi làm căn cứ, cái chất của niên chi chủ về hình hài, Hồng loan Thiên Hỉ biểu tượng cho thân thể đã đi vào giai đoạn thành thục.
Hồng Loan khởi từ Mão tính đi. Tại sao khởi từ Mão? Vì Mão là lúc xuân tiết ấm áp nhất cho hoa cỏ nở bừng, lúc này mặt trăng cũng đã trong sáng lên khác hẳn tình cảnh lạnh lẽo âm u của đông tiết. Bởi vậy Mão mới là tháng của hoa nguyệt.Trong khi Thiên Riêu lại tính theo tháng những chu kỳ của nguyệt kinh lại khởi từ Sửu là thời điểm âm dương giao hoán. Bởi vậy Hồng Loan là chân thiện mỹ. Mà Thiên Riêu là nhu cầu nhục thể. Hồng Loan khi vào yêu đương với tấm lòng chân thiện mỹ. Thiên Riêu khi vào yêu đương thường với tâm tình dâm đãng.Do những lý lẽ trên khi Hồng Loan bị Không Kiếp cổ nhân mới gọi là cách lãng lý hành châu ví như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, ví như người con gái với cái lòng yêu thiện chân của mình mà bị đối đáp bởi bọn sở khanh lưu manh, bị lừa gạt. Gặp Tham Lang cũng thế.Hồng Loan yêu thương qua nhu yếu tình dục nhất thời. Thiên Hỉ đi cặp với Hồng Loan, Thiên Hỉ chủ sinh dục nên người nữ Hồng Hỉ sau khi sanh con rồi nét quyến rũ nam phái vẫn còn đậm đà.Hồng Đào Thiên Hỉ Đào Hoa là những hoa thảo sở dĩ không hợp khi vận về già. Về già thấy Hồng Đào Hỉ là thấy tang sự chết chóc, trong khi lúc trẻ là làm đám cưới, là những cuộc tình, hoa thảo về già hoa tàn cỏ nát nên vậy.
Hồng Loan Thiên Hỉ là tin vui, nếu gặp Hóa Lộc Lộc Tồn thì vì tình ái mà hao tốn tiền bạc, nặng ắt khuynh gia bại sản, cổ nhân gọi bằng “đào hoa phá tài”.Hồng Loan ở nam mệnh thì sao? Vẫn căn cứ vàonhững ý tượng trên để luận đoán. Tỉ dụ Hồng Loan Không Kiếp mà vào nam mệnh thì truân chuyên với danh phận, tiền tài. Cho nên mới có câu phú: Mệnh trung Hồng ngộ Kiếp Không mạc đàm phú quí (Mệnh có Hồng Loan, Không Kiếp thì đừng nói chuyện giàu sang)
"Hồng Loan ngộ Kiếp Không đồng thủ 
Xá bàn chi bần lũ yểu vong"
Hồng Loan gặp các văn tinh Xương Khúc thì học hành giỏi, nhất là lại thêm Khôi Việt, vì Khôi Việt sáng giá trên thực tế hơn Xương Khúc.
"Hồng Khôi Xương Khúc phù trì 
Sân rồng dâng trước, trong thì thanh cao"
Hồng Loan thủ mệnh nữ mà có một vài sát tinh đi kèm thường hai đời chồng, nhất là Hồng Loan đứng bên Cô Thần Quả Tú.Hồng Loan vào số nữ là người đàn bà khéo, nhưng nếu gặp sao Tướng Quân, Phục Binh thì cuộc đời lại lắm phiền nhiễu về tình duyên.
"Hồng Loan may vá cửi canh 
Hiềm phùng Binh Tướng ắt sinh tai nàn"
Hồng Loan đóng cung Phu Thê phải có một bận khắc chồng, căn cứ vào câu phú: “Hồng Loan cư phu thê tiền khắc”, nhưng lại có những sách khác bàn rằng Hồng Loan đóng Phu Thê chỉ ở những cung Thìn Tuất Sửu Mùi mới khắc thôi.
"Phu cung đóng ở miền tứ mộ 
Gia Hồng Loan ấy số khóc chồng"
Bằng vào kinh nghiệm thì chuyện khắc vợ khắc chồng của Hồng Loan nặng với Mệnh nữ hơn Mệnh nam. Hồng Loan hội Hóa Kị thì đàn bà bỏ chồng đi lấy chồng khác
"Hồng Loan ngộ Kị Phu cung 
Tơ hồng đã dứt má hồng còn vương"
Hồng Loan đóng cung Tí tại Mệnh sớm đạt công danh (cho nam mệnh) theo cổ nhân viết: “Hồng Loan cư Tí, thiếu niên định chiếm khôi nguyên”. Hồng Loan đứng với Địa Kiếp ở Phu cung, mệnh tốt thì trăm năm đầu bạc, mệnh xấu thì không quá bảy tám năm (Hồng Loan phùng Địa Kiếp ư Phu Quân, mệnh hảo chi bách, bất hảo chi thập)Hồng Loan Thiên Hỉ mà gặp Đào Hoa gọi chung bằng bộ tam minh, thường ăn nói có duyên dễ gần người khác phái và khi ra đời phấn đấu cũng hay gặp những may mắn. Hồng Loan Đào Hoa tuy không là đối tinh nhưng dễ gặp làm thành một cặp mà vẫn gọi Đào HồngTrong đoạn Đẩu Số Phát Vi Luận có câu phú: “Dâm bôn đại hạnh, Hồng Loan tu phùng Tham Tú”, nghĩa là Hồng Loan hội Tham Lang đàn bà rất dâm. Tham Lang gặp Đào Hoa thì dâm loạn. Phải chăng Hồng Loan gặp Tham Lang cũng dâm như thế? Chỉ khác Tham Đào lộ liễu mà Tham Hồng kín đáo (dâm ngầm)

Trên nguyên tắc Hồng Loan chủ về hôn nhân và Thiên Hỉ chủ về sinh dục nhưng hai sao quan hệ mật thiết nên Thiên Hỉ cũng ảnh hưởng đến hôn nhân và Hồng Loan cũng ảnh hưởng đến sinh dục. Hồng Loan hợp với Xương Khúc, Xương Khúc làm tăng ảnh hưởng về hỉ sự cho Hồng loan. Hồng Loan lấy niên chi làm căn cứ, cái chất của niên chi chủ về hình hài, Hồng loan Thiên Hỉ biểu tượng cho thân thể đã đi vào giai đoạn thành thục.
Hồng Loan khởi từ Mão tính đi. Tại sao khởi từ Mão? Vì Mão là lúc xuân tiết ấm áp nhất cho hoa cỏ nở bừng, lúc này mặt trăng cũng đã trong sáng lên khác hẳn tình cảnh lạnh lẽo âm u của đông tiết. Bởi vậy Mão mới là tháng của hoa nguyệt.Trong khi Thiên Riêu lại tính theo tháng những chu kỳ của nguyệt kinh lại khởi từ Sửu là thời điểm âm dương giao hoán. Bởi vậy Hồng Loan là chân thiện mỹ. Mà Thiên Riêu là nhu cầu nhục thể. Hồng Loan khi vào yêu đương với tấm lòng chân thiện mỹ. Thiên Riêu khi vào yêu đương thường với tâm tình dâm đãng.Do những lý lẽ trên khi Hồng Loan bị Không Kiếp cổ nhân mới gọi là cách lãng lý hành châu ví như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, ví như người con gái với cái lòng yêu thiện chân của mình mà bị đối đáp bởi bọn sở khanh lưu manh, bị lừa gạt. Gặp Tham Lang cũng thế.Hồng Loan yêu thương qua nhu yếu tình dục nhất thời. Thiên Hỉ đi cặp với Hồng Loan, Thiên Hỉ chủ sinh dục nên người nữ Hồng Hỉ sau khi sanh con rồi nét quyến rũ nam phái vẫn còn đậm đà.Hồng Đào Thiên Hỉ Đào Hoa là những hoa thảo sở dĩ không hợp khi vận về già. Về già thấy Hồng Đào Hỉ là thấy tang sự chết chóc, trong khi lúc trẻ là làm đám cưới, là những cuộc tình, hoa thảo về già hoa tàn cỏ nát nên vậy.
Hồng Loan Thiên Hỉ là tin vui, nếu gặp Hóa Lộc Lộc Tồn thì vì tình ái mà hao tốn tiền bạc, nặng ắt khuynh gia bại sản, cổ nhân gọi bằng “đào hoa phá tài”.Hồng Loan ở nam mệnh thì sao? Vẫn căn cứ vàonhững ý tượng trên để luận đoán. Tỉ dụ Hồng Loan Không Kiếp mà vào nam mệnh thì truân chuyên với danh phận, tiền tài. Cho nên mới có câu phú: Mệnh trung Hồng ngộ Kiếp Không mạc đàm phú quí (Mệnh có Hồng Loan, Không Kiếp thì đừng nói chuyện giàu sang)
"Hồng Loan ngộ Kiếp Không đồng thủ 
Xá bàn chi bần lũ yểu vong"
Hồng Loan gặp các văn tinh Xương Khúc thì học hành giỏi, nhất là lại thêm Khôi Việt, vì Khôi Việt sáng giá trên thực tế hơn Xương Khúc.
"Hồng Khôi Xương Khúc phù trì 
Sân rồng dâng trước, trong thì thanh cao"
Hồng Loan thủ mệnh nữ mà có một vài sát tinh đi kèm thường hai đời chồng, nhất là Hồng Loan đứng bên Cô Thần Quả Tú.Hồng Loan vào số nữ là người đàn bà khéo, nhưng nếu gặp sao Tướng Quân, Phục Binh thì cuộc đời lại lắm phiền nhiễu về tình duyên.
"Hồng Loan may vá cửi canh 
Hiềm phùng Binh Tướng ắt sinh tai nàn"
Hồng Loan đóng cung Phu Thê phải có một bận khắc chồng, căn cứ vào câu phú: “Hồng Loan cư phu thê tiền khắc”, nhưng lại có những sách khác bàn rằng Hồng Loan đóng Phu Thê chỉ ở những cung Thìn Tuất Sửu Mùi mới khắc thôi.
"Phu cung đóng ở miền tứ mộ 
Gia Hồng Loan ấy số khóc chồng"
Bằng vào kinh nghiệm thì chuyện khắc vợ khắc chồng của Hồng Loan nặng với Mệnh nữ hơn Mệnh nam. Hồng Loan hội Hóa Kị thì đàn bà bỏ chồng đi lấy chồng khác
"Hồng Loan ngộ Kị Phu cung 
Tơ hồng đã dứt má hồng còn vương"
Hồng Loan đóng cung Tí tại Mệnh sớm đạt công danh (cho nam mệnh) theo cổ nhân viết: “Hồng Loan cư Tí, thiếu niên định chiếm khôi nguyên”. Hồng Loan đứng với Địa Kiếp ở Phu cung, mệnh tốt thì trăm năm đầu bạc, mệnh xấu thì không quá bảy tám năm (Hồng Loan phùng Địa Kiếp ư Phu Quân, mệnh hảo chi bách, bất hảo chi thập)Hồng Loan Thiên Hỉ mà gặp Đào Hoa gọi chung bằng bộ tam minh, thường ăn nói có duyên dễ gần người khác phái và khi ra đời phấn đấu cũng hay gặp những may mắn. Hồng Loan Đào Hoa tuy không là đối tinh nhưng dễ gặp làm thành một cặp mà vẫn gọi Đào HồngTrong đoạn Đẩu Số Phát Vi Luận có câu phú: “Dâm bôn đại hạnh, Hồng Loan tu phùng Tham Tú”, nghĩa là Hồng Loan hội Tham Lang đàn bà rất dâm. Tham Lang gặp Đào Hoa thì dâm loạn. Phải chăng Hồng Loan gặp Tham Lang cũng dâm như thế? Chỉ khác Tham Đào lộ liễu mà Tham Hồng kín đáo (dâm ngầm)

Sao Lộc Tồn - Thiên Mã


Những câu phú về Lộc Mã

1- Lộc Tồn thủ ư Tài Trạch tích ngọc đôi kim
(Cung Tài, cung Điền có Lộc Tồn thì của cải tích tụ)

2- Lộc Tồn Tí Ngọ vị thiên di, Thân Mệnh phùng chí lợi lộc nghi
(Cung Thiên Di hoặc Mệnh Thân tại Tí hay Ngọ mà có Lộc Tồn thì nhiều bổng lộc)

3- Lộc Tồn hậu trọng đa y lộc
(Mệnh Lộc Tồn, thân hình đầy đặn tiền bạc sung túc)

4- Song Lộc thủ Mệnh Lã Hậu chuyên quyền
(Mệnh có song Lộc, đàn bà lấn lướt chồng như bà Lã Hậu)

5- Minh Lộc ám Lộc vị chí công khanh
(Lộc toạ Mệnh, Lộc ám củng. Ví dụ Mệnh Dần có Hóa Lộc lại thấy cung Hợi có Lộc Tồn tức ám lộc thì địa vị cao)

6- Song Lộc trùng phùng, chung thân phú quí
(Mệnh hội tụ hai Lộc suốt đời giàu sang)

7- Lộc Văn củng Mệnh phú nhi thả quí
(Lộc đi cùng với Xương Khúc hội tụ vào Mệnh, có tiền và địa vị)

8- Lộc hợp uyên ương nhất thế vinh
(Thân ở Phối cung, hội song Lộc lấy vợ giàu sang hoặc nhờ vợ mà giàu sang)

9- Lộc Mã tối hỉ giao trì chúng nhân sủng ái
(Lộc Mã gặp nhau tại Mệnh cung dễ tạo cảm tình với người chung quanh)

10- Lộc đảo Mã đảo kị Kiếp Không Thái Tuế
(Mệnh Lộc Mã xung chiếu hoặc Mệnh Mã Lộc xung chiếu mà gặp Kiếp Không Thái Tuế suốt đời bất mãn, công danh trắc trở, tiền nay có mai hết)

11- Lộc Tồn nhập miếu tại hợi cung, chung thân phú túc
(Lộc Tồn cư Mệnh ở Hợi suốt đời khá giả, với điều kiện không bị xung phá)

12- Hợp Lộc, củng Lộc định vi văn võ toàn tài
(Lộc thủ, Lộc chiếu không xung phá bởi hung sát tinh, đa tài)

13- Lộc Tồn ngộ Triệt cư huynh đệ nam trưởng bôn ba
(cung Huynh đệ Lộc Tồn bị Triệt có người anh em bôn ba xứ người, đến vận hạn này thường bị thay đổi thuyên chuyển)

14- Thiên Lộc ngộ Thái Âm ư nhàn cung dị bào huynh đệ
(Lộc Tồn gặp Thái Âm hãm ở cung Bào thì có anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha)

15- Lộc Tồn Thiên Mã kinh nhân giáp đệ
(Mệnh Lộc Tồn Thiên Mã là người học hành đỗ đạt cao)

16- Lưỡng Lộc Ngọ Dần nhi phùng Tử Vũ, Đinh Kỷ Âm nam phú đa danh thọ
(Người tuổi Đinh Kỷ gặp hai Lộc ở Ngọ Dần đi cùng bộ Tử Phủ Vũ Tướng thì giàu và thọ)

17- Thiên Mã nhập Mệnh mẫn tiệp đa năng
(Mệnh Thiên Mã xoay xở làm việc giỏi)

18- Thiên Mã ngộ Tam Thai anh hùng vô đối
(Sao Thiên Mã đứng bên Tam Thai vào bất cứ lãnh vục nào cũng giỏi hơn người)

19- Mã ngộ Không Vong chung thân bôn tẩu
(Thiên Mã bị Tuần Triệp suốt đời vất vả)

20- Mã Bật Kiếp Không hưng thượng quân tử
(Thiên Mã, Hữu Bật gặp Không Kiếp làm nghề trộm đạo)

21- Lộc Mã giao trì vượng phu ích tử

22- Mã ngộ Khốc nhi phùng Hình Quyền Lộc Ấn tại Quan Lộc võ tất thăng ban đệ nhất, văn hội chuyển đạt tam công
(Cung quan Lộc thấy Thiên Mã gặp Thiên Khốc, Thiên Hình, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Quốc Ấn theo nghiệp võ hay văn đều đạt địa vị cao)

23- Mã ngộ Thiên hình nhi phùng Thiên Khốc công hoàn phát võ
(Mã gặp Thiên hình, Thêin khốc vào nghiệp võ phát công danh)

24- Thiên Mã tại Tỵ, thị chiến mã hạnh ngộ Lương Khoa loạn thế xuất đầu
(Thiên Mã tại Tỵ cùng đứng với Thiên Lương Hóa Khoa gặp thời loạn thành danh)

25- Chích hỏa phần Thiên Mã bất nghi viễn hành
(Thiên Mã đứng cùng Hỏa Linh đừng nên phiêu lưu đi xa)

26- Mệnh Thân đồng tọa như tại hỏa cung hoặc lâm Hợi địa đồng cung vô chính diệu khưng kiến Mã Hình Linh Kiếp như hoa khai ngộ vũ, mãn thế phi bần tắc yểu
(Mệnh VCD Thân Mệnh đồng cung đóng Tỵ hợi mà thấy Thiên Mã Linh Tinh Thiên hình Địa Kiếp ví như hoa nở bị cơn mưa lớn, không nghèo thì yểu)

27- Lộc phùng Lương miếu bảo tư tài ích dự tha nhân
(lộc gặp Thiên Lương miếu địa khéo giữ của thích cho người vay lấy lời)

28- Nữ Mệnh Thiên Mã ngộ Lương Ấm, tiện nhi thả dâm
(Số nữ Mệnh ở Tỵ Hợi saoThiên Lương thủ mà gặpThiên Mã thì dâm tiện)

29- Song Lộc cư nhi ngộ Cơ Lương phú gia địch quốc
(Mệnh Song Lộc đứng cùng Cơ Lương đại phú)

30-"Lộc Tồn Thiên Mã đồng gia
Có người buôn một bán ba nên giàu"

31- "Mã Lộc ấy một phương hội ngộ
Cách phi thường phong độ anh tài"

32- "Long đong Đông tẩu Tây trì
Bởi vì Thiên Mã Thiên Di hãm nhàn"
(Mệnh đóng tại Tỵ, Thiên Mã đối xung từ Hợi thường long đong ngược xuôi)

33- "Từ cung Thiên Mã phùng Không
Gặp sao Phụ Bật một vùng sanh đôi"

34- "Mã Lộc ngộ tướng mấy ai
Giàu sang đến trước đấng trai anh hùng"

35- "Đồng cung Tồn Mã gặp nhau
Tiền tài vinh hiển ngàn dâu thẳng đường"

36- "Tử Phù gặp Mã Dần Thân
Phù dư mã ắt thanh vân lộ đồ"

37- "Mã ngộ Linh Hỏa miếu cung
Chiến binh Mã ấy vẫy vùng nơi nơi"

38- "Tuấn mã Khốc Khách hợp bài
Ngựa kia có nhạc anh tài lên yên"

39- "Mã kia sao Tuyệt một nhà
Cùng đồ mã ấy thật là gian truân."

40- "Thiên Hình ngộ Mã chẳng nên
Phù thi mã ắt tật nguyền chân tay"

41- "Chiết túc Đà Mã sum vầy
Tử Mã Tuần Triệt đêm ngày khảm kha"

42- "Thiên Mã nhập Mệnh ấy ai
Tài năng mẫn tiệp, người người ngợi ca"

43- "Tràng sinh Mã Hỉ đồng cung
Công danh đắc lộ vẫy vùng một phương"

44- "Phá Quân Tiêu Mã hợp vào
Ắt người du đãng ai nào dám thân"
(Phá Quân hãm địa tại Dần Thân đứng với Thiên Riêu, Thiên Mã)

45- "Lộc cư Nô Bộc bực mình
Đông Tây xuôi ngược mới sinh tiền tài"

46- "Vũ Cơ Lộc Mã Hỉ Hồng
Hôn nhân vận ấy đèo bồng thất gia"

47- "Tài buôn bán nhiều bề giỏi dắn
Mà Mệnh cung Tồn hẳn Thiên Di"

48- "Tang Môn ngộ Mã đinh ninh
Mỗi người mỗi xứ gia đình quạnh hiu"
(Thiên Mã vào cung Bào hội Tang Môn)

49- "Triệt Tuần ngộ Mã ưu phiền
Bỏ chồng vợ trốn đến miền xa khơi"
(Mã gặp Triệt Tuần ở Thê)

50- "Cơ Lương Lộc Mã ấy ai
Thạch Sùng kim ốc có sai đâu là"

51- "Hỉ Thần Hoa Cái yêu vì
Lộc Mã hội hợp nhiều khi ngoại tài"
(Cung Thiên Di thấy Lộc Mã và Hỉ Thần Hoa Cái thường có tiền đến bất ngờ)

52- "Chơi bời du thủy du san
Thiên Di đảo Mã họp làng kết giao"

53- "Kình tứ Mộ, Mã triều lai
Biên cương ắt hẳn ra tài võ công"
(Kình đóng cung quan ở Thìn Tuất Sửu Mùi có Mã chiếu)

54- "Quan Lộc Tử, Mã nhất ban
Khốc Hư Tí Ngọ đồng sảng hoạnh thương
Mã Lộc Thiên Hỉ thuận đường
Hoặc là Lộc Mã hợp phường tốt thay"

55- "Kình Đà ngộ Mã đã đành
Là người xuôi ngược để dành chiến công"
(Kình tại Quan Lộc hội chiếu Thiên Mã)

56- "Hỏa Linh hợp Mã một nhà
Hoặc nghề cơ khí hoặc là chở chuyên"

Những câu phú về Lộc Tồn

1- Mệnh Lộc Tồn tại viên khả hưởng tổ nghiệp
(Lộc Tồn đóng Mệnh cung có thể được hưởng sản nghiệp ông cha)

2- Minh Lộc ám Lộc cẩm thượng thêm hoa
(Lộc Tồn hay hóa Lộc ở Mệnh có Hóa Lộc hay Lộc Tồn chiếu theo thế nhị hợp như gấm thêm hoa miễn là không gặp Tuần Triệt)

3- Song Lộc ngộ Cơ Lương phú gia kham kỳ
(Thủ Mệnh Cơ Lương gặp song Lộc giàu có)

4- Lộc Mã tối hỉ giao trì chúng nhân sủng ái
(Lộc Mã đứng cùng dễ gây thiện cảm với người)

5- Hợp lộc củng Lộc khả thành võ công
(Mệnh Lộc có Lộc từ cung Thiên Di xung chiếu có thể phát về nghiệp võ)

Luận về Lộc Mã

Lộc Mã là Lộc Tồn vớI Thiên Mã. Hai sao này mỗi sao có riêng một tính chất. Nhưng khi hội hợp với nhau lại tạo thành tính chất đặc thù. Sao Lộc Tồn mang cái nghĩa y lộc, tượng trưng cho tài phú tiền bạc. Trong lá số hễ Lộc Tồn đứng đâu thì đều có Kình Dương Đà La hiệp. Cổ nhân đặt như vậy với hàm ý chổ nào thấy tiền thì có kẻ dòm ngó.Dương Đà còn biểu thị điều lao tâm lao lực phấn đấu cam go hoặc khẩu thiệt thị phi. Kiếm được tiền thì phải vất vả vượt những khó khăn. Sự đặt định này thật thuận lý. Vì Lộc Tồn bị Kình Đà hiệp nên những sao đứng cùng Lộc Tồn rất hệ trọng đối với sự luận đoán.Sách xưa viết :” Lộc Tồn Bắc Đẩu đệ tam tinh, chân nhân chi tú, chủ nhân quí tước, tướng nhân thọ cơ, Đế Tướng phù chi thi quyền, Nhật Nguyệt đắc chí tăng huy, Thiên Phủ Vũ Khúc vi quyết chức, Thiên Lương Thiên đồng cộng kỳ tường. Nghĩa là”Lộc Tồn với Tử Vi, Thiên Tướng đứng cùng thành quyền lực, đứng với Thái Âm Thái Dương tăng thêm vẻ huy hoàng, gặp Vũ Khúc Thiên Phủ vốn là hai sao tiền bạc thì tài khí càng dồi dào. Thiên Lương Thiên Đồng nhờ Lộc Tồn nâng cao phúc ấm.Lộc Tồn trên cơ bản ý nghĩa là y lộc, cho nên cũng dùng nó để tính sang thọ số của con người, tuổi thọ cao thì mới hưởng nhiều y lộc, như trong ngôn từ ta thường nói để chỉ ai đó qua đời bằng chữ “thất lộc”. Cho nên Mệnh cung mà có Thiên Lương đi với Lộc Tồn thường sống lâu.
Tiền nhân khi bàn về Lộc Tồn có viết câu:”Nếu đan thủ ở Mệnh mà không gặp các sao tốt khác chỉ đáng xem như mọi giữ tiền (thủ tài nô) ý chỉ rằng không biết hưởng thụ bần tiện.” Tại sao?Các sao tốt khác trong câu trên là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa. Lộc Tồn bị Kình Đà hiệp mà đan thủ tất nhiên thành cô lập. Không gặp thế lực khác phò trọ Lộc Tồn đâm ra thành sợ hãi mất tự tin lúc nào cũng lo ai cướp mất lấy mất mà tìm cách bo bo giữ, coi tiền hơn tính mạng.
Lộc Tồn cô lập nơi Mệnh cung trong tình trạng ấy thà rắng đóng vào Thiên Di thoải mái hơn. Mệnh cung không còn bị áp lực của Kình Đà nữa, y lộc không trở nên vấn đề kinh hãi thì cuộc sống mới dễ chịu nhất là đối với những món tiền cố định như lương bổng, tiền lời ngân hàng, tiền cho mướn bất động sản.
Lộc Tồn đóng Thiên Di lại thêm cả hoặc Hóa Lộc hoặc Hóa Khoa hoặc Hóa Quyền thì còn thành công trong những vụ buôn bán xa (ngoại quốc)Lộc Tồn đứng với Thiên Mã cũng thế, khả dĩ tìm thấy tài lộc nơi viễn phương. Lộc hội Mã nhờ “động” mà có tiền. Chữ động đây còn có thể hiểu như làm nghề chuyển vận nữa không chỉ thu hẹp vào chữ viễn phương.Lộc Tồn với Thiên Mã đồng cung, hoặc đối diện đều gọi là Lộc Mã giao trì. Lộc Mã giao trì nếu có thêm Văn Xương Văn Khúc thì cuộc đời làm ăn phát đạt khá mà không vất vả. Nhược bằng thấy Hỏa Tinh, Linh Tinh tất khó tránh được bôn ba lao bác một nắng hai sương.Lộc Mã giao trì do “động” mà đắc lợi.
Tuy nhiên cũng còn phải coi bản chất Thiên Mã thế nào để mà định. Thiên Mã nhất định chỉ có bốn nơi Dần Thân Tị Hợi, cùng một chỗ của sao Trường sinh cũng luôn luôn gặp sao Tuyệt ở những nơi này.Trường hợp Thiên Mã đứng bên cạnh Trường Sinh thì làm việc dễ đắc lợi, nhưng cứ phải “động” hoài ít có thì giờ nghỉ ngơi. Trường hợp Thiên Mã đứng bên sao Tuyệt thì “động” với khí thế suy giảm để thành “bị động” hoặc chóng mệt mỏi. Thiên Mã đứng cùng Hỏa Linh cuộc đời bôn ba rồi mới thành công nếu hỏa Linh đắc địa.
Thiên Mã đứng với sao Đà la, Đà La ví như dây quấn vướng vít, mọi việc đều trì trệ, kéo dài, “động” mà không mấy hanh thông, nhưng cứ phải “động”.Thiên Mã đi cùng với một chính tinh nào cũng chịu ảnh hưởng của chính tinh đó. Ví dụ Thiên Cơ mang sắc thái hiếu động, Thiên Mã khi đi với Thiên Cơ tính chất hiếu động càng tăng mạnh đến mức thành “phù động” ý chí vội vã xốc nổi. Bất luận ở Mệnh hay Thiên Di, Cơ Mã đều thành con người lắm nghề và ít khi ở yên một chỗ. Tốt hay xấu? lại còn tùy thuộc những hung cát diệu khác.
Thiên Mã đứng với Thiên Phủ thì Thiên Phủ vốn tính chất an định. Thiên Phủ có khả năng làm cho Mã bớt “động”. Cho đến khi vận gặp lưu Thiên Mã bấy giờ Mã mới có sức chống lại sự ngăn chặn của Thiên Phủ để tạo nên một thay đổi rõ ràng quyết liệt.Đối với các sao khác cũng theo như vậy mà suy đoán.Ngoại trừ Mệnh và Thiên Di, Thiên Mã Lộc Tồn khi chấn đóng ở Tài Bạch hay Điền Trạch cũng mang một ý nghĩa đặc thù.
Cung Tài Bạch thấy Lộc Mã rất tốt cho chuyện “động” mà đắc tài, buôn bán phương xa.Cung Điền Trạch có Lộc Mã làm ăn kinh doanh về nhà đất nơi phương xa sẽ thành công. Tài Bạch, Điền Trạch theo cổ nhân nếu có Thái Dương Cự Môn phùng Lộc Mã hợp nhất rất thuận lợi cho sự nghiệp buôn bán viễn phương.
Trường hợp thê cung có Lộc Mã mà Mệnh cung xấu thì vợ sẽ bỏ mình đi lấy người có tiền có địa vị hơn. Thê cung ấy thêm sao Triệt Tuần nữa thì chuyện xảy đến càng mau chóng sớm sủa.Lộc Tồn thuộc âm thổ, chủ về tuổi thọ có thể chế được tai ách cho người ta. Lộc Tồn tâm tình chân thực, phản ứng thì mau nhưng khai sáng lại chậm vì có khuynh hướng nặng về bảo thủ, khóa hò đồng. Nhờ Thiên Mã Lộc Tồn mới nhanh chóng mau mắn xông vào bắt cơ hội.
Lộc Tồn gặp xung phá tất phiền nhiễu ví như ngôi nhà cao vật liệu nặng mà bị địa chấn. Cổ nhân mới bảo “Lộc phùng xung phá cát xứ tàng hung” nghĩa là sao Lộc Tồn mà bị xung phá thì trong tình trạng tốt đẹp có ẩn hung hoạ ghê ghớm. Lộc Tồn Hóa Lộc gặp Không Kiếp Hỏa Linh Hó Kị là dấu hiệu của thất bại sụp đổ, bất an, chìm nổi, ưu phiền lo âu.Lộc Tồn Hóa Lộc đóng vào Nô Bộc cung, cổ nhân nói:” Túng hữu tài quan dã bôn trì” nghĩa là dù có tước lộc tiền bạc thì cũng chỉ là ở cái thế tay sai bộ hạ.Thiên Mã thuộc dương hỏa, chủ về “động” chuyển dịch, xoay sở. Tính chất hiếu động gặp tốt thành hay, gặp xấu thành dở, hợp với Lộc Tồn, Hóa Lộc. Bị các hung sát tinh đi kèm thành khốn đốn, hư hoại.Thiên Mã gặp Đà La gọi bằng triết túc mã (ngựa gẫy chân thích chơi hơn làm).
Thiên Mã gặp Hỏa Tinh gọi bằng chiến mã, nếu Mệnh xấu thường hung tử tha hương.Thiên Mã rất kị các sao Không Vong (Tuần Triệt) cả đời bôn ba.Thiên Mã đứng với Tử Vi Thất Sát ở Tị Hợi gọi bằng Quyền Mã. Thiên Mã đứng với Thiên Tướng Vũ Khúc tại Dần Thân gọi bằng “Tài Ấn Mã”. Thiên Mã gặp Thái Âm cung Hợi gọi bằng Tài Mã, gặp Thái Dương tại Tỵ gọi bằng Quí Mã
Mã ngộ Hình nhi phùng Thiên Khốc ông hoàn phát võ (Mệnh có Thiên Mã đứng cùng Thiên Hình lại được sao Thiên Khốc vào binh nghiệp thành công)Mã Khốc như phùng Hình, Quyền Lộc Ấn tại Quan cung, võ tất thắng ban đệ nhất (Cung Quan Lộc Thiên Mã gặp Thiên Khốc gặp Thiên Hình, Hóa Quyền, Hó Lộc, Quốc Ấn khả dĩ làm to trong binh nghiệp)
Thiên Mã đóng vào cung Tật Ách cả cuộc đời không bao giờ được nhàn nhã thân tâm, chẳng lo cho mình cũng lo cho người, chẳng chuyện gì cũng gây ra chuyện để mà tất tưởi đôn đáo.

Những câu phú về Lộc Mã

1- Lộc Tồn thủ ư Tài Trạch tích ngọc đôi kim
(Cung Tài, cung Điền có Lộc Tồn thì của cải tích tụ)

2- Lộc Tồn Tí Ngọ vị thiên di, Thân Mệnh phùng chí lợi lộc nghi
(Cung Thiên Di hoặc Mệnh Thân tại Tí hay Ngọ mà có Lộc Tồn thì nhiều bổng lộc)

3- Lộc Tồn hậu trọng đa y lộc
(Mệnh Lộc Tồn, thân hình đầy đặn tiền bạc sung túc)

4- Song Lộc thủ Mệnh Lã Hậu chuyên quyền
(Mệnh có song Lộc, đàn bà lấn lướt chồng như bà Lã Hậu)

5- Minh Lộc ám Lộc vị chí công khanh
(Lộc toạ Mệnh, Lộc ám củng. Ví dụ Mệnh Dần có Hóa Lộc lại thấy cung Hợi có Lộc Tồn tức ám lộc thì địa vị cao)

6- Song Lộc trùng phùng, chung thân phú quí
(Mệnh hội tụ hai Lộc suốt đời giàu sang)

7- Lộc Văn củng Mệnh phú nhi thả quí
(Lộc đi cùng với Xương Khúc hội tụ vào Mệnh, có tiền và địa vị)

8- Lộc hợp uyên ương nhất thế vinh
(Thân ở Phối cung, hội song Lộc lấy vợ giàu sang hoặc nhờ vợ mà giàu sang)

9- Lộc Mã tối hỉ giao trì chúng nhân sủng ái
(Lộc Mã gặp nhau tại Mệnh cung dễ tạo cảm tình với người chung quanh)

10- Lộc đảo Mã đảo kị Kiếp Không Thái Tuế
(Mệnh Lộc Mã xung chiếu hoặc Mệnh Mã Lộc xung chiếu mà gặp Kiếp Không Thái Tuế suốt đời bất mãn, công danh trắc trở, tiền nay có mai hết)

11- Lộc Tồn nhập miếu tại hợi cung, chung thân phú túc
(Lộc Tồn cư Mệnh ở Hợi suốt đời khá giả, với điều kiện không bị xung phá)

12- Hợp Lộc, củng Lộc định vi văn võ toàn tài
(Lộc thủ, Lộc chiếu không xung phá bởi hung sát tinh, đa tài)

13- Lộc Tồn ngộ Triệt cư huynh đệ nam trưởng bôn ba
(cung Huynh đệ Lộc Tồn bị Triệt có người anh em bôn ba xứ người, đến vận hạn này thường bị thay đổi thuyên chuyển)

14- Thiên Lộc ngộ Thái Âm ư nhàn cung dị bào huynh đệ
(Lộc Tồn gặp Thái Âm hãm ở cung Bào thì có anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha)

15- Lộc Tồn Thiên Mã kinh nhân giáp đệ
(Mệnh Lộc Tồn Thiên Mã là người học hành đỗ đạt cao)

16- Lưỡng Lộc Ngọ Dần nhi phùng Tử Vũ, Đinh Kỷ Âm nam phú đa danh thọ
(Người tuổi Đinh Kỷ gặp hai Lộc ở Ngọ Dần đi cùng bộ Tử Phủ Vũ Tướng thì giàu và thọ)

17- Thiên Mã nhập Mệnh mẫn tiệp đa năng
(Mệnh Thiên Mã xoay xở làm việc giỏi)

18- Thiên Mã ngộ Tam Thai anh hùng vô đối
(Sao Thiên Mã đứng bên Tam Thai vào bất cứ lãnh vục nào cũng giỏi hơn người)

19- Mã ngộ Không Vong chung thân bôn tẩu
(Thiên Mã bị Tuần Triệp suốt đời vất vả)

20- Mã Bật Kiếp Không hưng thượng quân tử
(Thiên Mã, Hữu Bật gặp Không Kiếp làm nghề trộm đạo)

21- Lộc Mã giao trì vượng phu ích tử

22- Mã ngộ Khốc nhi phùng Hình Quyền Lộc Ấn tại Quan Lộc võ tất thăng ban đệ nhất, văn hội chuyển đạt tam công
(Cung quan Lộc thấy Thiên Mã gặp Thiên Khốc, Thiên Hình, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Quốc Ấn theo nghiệp võ hay văn đều đạt địa vị cao)

23- Mã ngộ Thiên hình nhi phùng Thiên Khốc công hoàn phát võ
(Mã gặp Thiên hình, Thêin khốc vào nghiệp võ phát công danh)

24- Thiên Mã tại Tỵ, thị chiến mã hạnh ngộ Lương Khoa loạn thế xuất đầu
(Thiên Mã tại Tỵ cùng đứng với Thiên Lương Hóa Khoa gặp thời loạn thành danh)

25- Chích hỏa phần Thiên Mã bất nghi viễn hành
(Thiên Mã đứng cùng Hỏa Linh đừng nên phiêu lưu đi xa)

26- Mệnh Thân đồng tọa như tại hỏa cung hoặc lâm Hợi địa đồng cung vô chính diệu khưng kiến Mã Hình Linh Kiếp như hoa khai ngộ vũ, mãn thế phi bần tắc yểu
(Mệnh VCD Thân Mệnh đồng cung đóng Tỵ hợi mà thấy Thiên Mã Linh Tinh Thiên hình Địa Kiếp ví như hoa nở bị cơn mưa lớn, không nghèo thì yểu)

27- Lộc phùng Lương miếu bảo tư tài ích dự tha nhân
(lộc gặp Thiên Lương miếu địa khéo giữ của thích cho người vay lấy lời)

28- Nữ Mệnh Thiên Mã ngộ Lương Ấm, tiện nhi thả dâm
(Số nữ Mệnh ở Tỵ Hợi saoThiên Lương thủ mà gặpThiên Mã thì dâm tiện)

29- Song Lộc cư nhi ngộ Cơ Lương phú gia địch quốc
(Mệnh Song Lộc đứng cùng Cơ Lương đại phú)

30-"Lộc Tồn Thiên Mã đồng gia
Có người buôn một bán ba nên giàu"

31- "Mã Lộc ấy một phương hội ngộ
Cách phi thường phong độ anh tài"

32- "Long đong Đông tẩu Tây trì
Bởi vì Thiên Mã Thiên Di hãm nhàn"
(Mệnh đóng tại Tỵ, Thiên Mã đối xung từ Hợi thường long đong ngược xuôi)

33- "Từ cung Thiên Mã phùng Không
Gặp sao Phụ Bật một vùng sanh đôi"

34- "Mã Lộc ngộ tướng mấy ai
Giàu sang đến trước đấng trai anh hùng"

35- "Đồng cung Tồn Mã gặp nhau
Tiền tài vinh hiển ngàn dâu thẳng đường"

36- "Tử Phù gặp Mã Dần Thân
Phù dư mã ắt thanh vân lộ đồ"

37- "Mã ngộ Linh Hỏa miếu cung
Chiến binh Mã ấy vẫy vùng nơi nơi"

38- "Tuấn mã Khốc Khách hợp bài
Ngựa kia có nhạc anh tài lên yên"

39- "Mã kia sao Tuyệt một nhà
Cùng đồ mã ấy thật là gian truân."

40- "Thiên Hình ngộ Mã chẳng nên
Phù thi mã ắt tật nguyền chân tay"

41- "Chiết túc Đà Mã sum vầy
Tử Mã Tuần Triệt đêm ngày khảm kha"

42- "Thiên Mã nhập Mệnh ấy ai
Tài năng mẫn tiệp, người người ngợi ca"

43- "Tràng sinh Mã Hỉ đồng cung
Công danh đắc lộ vẫy vùng một phương"

44- "Phá Quân Tiêu Mã hợp vào
Ắt người du đãng ai nào dám thân"
(Phá Quân hãm địa tại Dần Thân đứng với Thiên Riêu, Thiên Mã)

45- "Lộc cư Nô Bộc bực mình
Đông Tây xuôi ngược mới sinh tiền tài"

46- "Vũ Cơ Lộc Mã Hỉ Hồng
Hôn nhân vận ấy đèo bồng thất gia"

47- "Tài buôn bán nhiều bề giỏi dắn
Mà Mệnh cung Tồn hẳn Thiên Di"

48- "Tang Môn ngộ Mã đinh ninh
Mỗi người mỗi xứ gia đình quạnh hiu"
(Thiên Mã vào cung Bào hội Tang Môn)

49- "Triệt Tuần ngộ Mã ưu phiền
Bỏ chồng vợ trốn đến miền xa khơi"
(Mã gặp Triệt Tuần ở Thê)

50- "Cơ Lương Lộc Mã ấy ai
Thạch Sùng kim ốc có sai đâu là"

51- "Hỉ Thần Hoa Cái yêu vì
Lộc Mã hội hợp nhiều khi ngoại tài"
(Cung Thiên Di thấy Lộc Mã và Hỉ Thần Hoa Cái thường có tiền đến bất ngờ)

52- "Chơi bời du thủy du san
Thiên Di đảo Mã họp làng kết giao"

53- "Kình tứ Mộ, Mã triều lai
Biên cương ắt hẳn ra tài võ công"
(Kình đóng cung quan ở Thìn Tuất Sửu Mùi có Mã chiếu)

54- "Quan Lộc Tử, Mã nhất ban
Khốc Hư Tí Ngọ đồng sảng hoạnh thương
Mã Lộc Thiên Hỉ thuận đường
Hoặc là Lộc Mã hợp phường tốt thay"

55- "Kình Đà ngộ Mã đã đành
Là người xuôi ngược để dành chiến công"
(Kình tại Quan Lộc hội chiếu Thiên Mã)

56- "Hỏa Linh hợp Mã một nhà
Hoặc nghề cơ khí hoặc là chở chuyên"

Những câu phú về Lộc Tồn

1- Mệnh Lộc Tồn tại viên khả hưởng tổ nghiệp
(Lộc Tồn đóng Mệnh cung có thể được hưởng sản nghiệp ông cha)

2- Minh Lộc ám Lộc cẩm thượng thêm hoa
(Lộc Tồn hay hóa Lộc ở Mệnh có Hóa Lộc hay Lộc Tồn chiếu theo thế nhị hợp như gấm thêm hoa miễn là không gặp Tuần Triệt)

3- Song Lộc ngộ Cơ Lương phú gia kham kỳ
(Thủ Mệnh Cơ Lương gặp song Lộc giàu có)

4- Lộc Mã tối hỉ giao trì chúng nhân sủng ái
(Lộc Mã đứng cùng dễ gây thiện cảm với người)

5- Hợp lộc củng Lộc khả thành võ công
(Mệnh Lộc có Lộc từ cung Thiên Di xung chiếu có thể phát về nghiệp võ)

Luận về Lộc Mã

Lộc Mã là Lộc Tồn vớI Thiên Mã. Hai sao này mỗi sao có riêng một tính chất. Nhưng khi hội hợp với nhau lại tạo thành tính chất đặc thù. Sao Lộc Tồn mang cái nghĩa y lộc, tượng trưng cho tài phú tiền bạc. Trong lá số hễ Lộc Tồn đứng đâu thì đều có Kình Dương Đà La hiệp. Cổ nhân đặt như vậy với hàm ý chổ nào thấy tiền thì có kẻ dòm ngó.Dương Đà còn biểu thị điều lao tâm lao lực phấn đấu cam go hoặc khẩu thiệt thị phi. Kiếm được tiền thì phải vất vả vượt những khó khăn. Sự đặt định này thật thuận lý. Vì Lộc Tồn bị Kình Đà hiệp nên những sao đứng cùng Lộc Tồn rất hệ trọng đối với sự luận đoán.Sách xưa viết :” Lộc Tồn Bắc Đẩu đệ tam tinh, chân nhân chi tú, chủ nhân quí tước, tướng nhân thọ cơ, Đế Tướng phù chi thi quyền, Nhật Nguyệt đắc chí tăng huy, Thiên Phủ Vũ Khúc vi quyết chức, Thiên Lương Thiên đồng cộng kỳ tường. Nghĩa là”Lộc Tồn với Tử Vi, Thiên Tướng đứng cùng thành quyền lực, đứng với Thái Âm Thái Dương tăng thêm vẻ huy hoàng, gặp Vũ Khúc Thiên Phủ vốn là hai sao tiền bạc thì tài khí càng dồi dào. Thiên Lương Thiên Đồng nhờ Lộc Tồn nâng cao phúc ấm.Lộc Tồn trên cơ bản ý nghĩa là y lộc, cho nên cũng dùng nó để tính sang thọ số của con người, tuổi thọ cao thì mới hưởng nhiều y lộc, như trong ngôn từ ta thường nói để chỉ ai đó qua đời bằng chữ “thất lộc”. Cho nên Mệnh cung mà có Thiên Lương đi với Lộc Tồn thường sống lâu.
Tiền nhân khi bàn về Lộc Tồn có viết câu:”Nếu đan thủ ở Mệnh mà không gặp các sao tốt khác chỉ đáng xem như mọi giữ tiền (thủ tài nô) ý chỉ rằng không biết hưởng thụ bần tiện.” Tại sao?Các sao tốt khác trong câu trên là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa. Lộc Tồn bị Kình Đà hiệp mà đan thủ tất nhiên thành cô lập. Không gặp thế lực khác phò trọ Lộc Tồn đâm ra thành sợ hãi mất tự tin lúc nào cũng lo ai cướp mất lấy mất mà tìm cách bo bo giữ, coi tiền hơn tính mạng.
Lộc Tồn cô lập nơi Mệnh cung trong tình trạng ấy thà rắng đóng vào Thiên Di thoải mái hơn. Mệnh cung không còn bị áp lực của Kình Đà nữa, y lộc không trở nên vấn đề kinh hãi thì cuộc sống mới dễ chịu nhất là đối với những món tiền cố định như lương bổng, tiền lời ngân hàng, tiền cho mướn bất động sản.
Lộc Tồn đóng Thiên Di lại thêm cả hoặc Hóa Lộc hoặc Hóa Khoa hoặc Hóa Quyền thì còn thành công trong những vụ buôn bán xa (ngoại quốc)Lộc Tồn đứng với Thiên Mã cũng thế, khả dĩ tìm thấy tài lộc nơi viễn phương. Lộc hội Mã nhờ “động” mà có tiền. Chữ động đây còn có thể hiểu như làm nghề chuyển vận nữa không chỉ thu hẹp vào chữ viễn phương.Lộc Tồn với Thiên Mã đồng cung, hoặc đối diện đều gọi là Lộc Mã giao trì. Lộc Mã giao trì nếu có thêm Văn Xương Văn Khúc thì cuộc đời làm ăn phát đạt khá mà không vất vả. Nhược bằng thấy Hỏa Tinh, Linh Tinh tất khó tránh được bôn ba lao bác một nắng hai sương.Lộc Mã giao trì do “động” mà đắc lợi.
Tuy nhiên cũng còn phải coi bản chất Thiên Mã thế nào để mà định. Thiên Mã nhất định chỉ có bốn nơi Dần Thân Tị Hợi, cùng một chỗ của sao Trường sinh cũng luôn luôn gặp sao Tuyệt ở những nơi này.Trường hợp Thiên Mã đứng bên cạnh Trường Sinh thì làm việc dễ đắc lợi, nhưng cứ phải “động” hoài ít có thì giờ nghỉ ngơi. Trường hợp Thiên Mã đứng bên sao Tuyệt thì “động” với khí thế suy giảm để thành “bị động” hoặc chóng mệt mỏi. Thiên Mã đứng cùng Hỏa Linh cuộc đời bôn ba rồi mới thành công nếu hỏa Linh đắc địa.
Thiên Mã đứng với sao Đà la, Đà La ví như dây quấn vướng vít, mọi việc đều trì trệ, kéo dài, “động” mà không mấy hanh thông, nhưng cứ phải “động”.Thiên Mã đi cùng với một chính tinh nào cũng chịu ảnh hưởng của chính tinh đó. Ví dụ Thiên Cơ mang sắc thái hiếu động, Thiên Mã khi đi với Thiên Cơ tính chất hiếu động càng tăng mạnh đến mức thành “phù động” ý chí vội vã xốc nổi. Bất luận ở Mệnh hay Thiên Di, Cơ Mã đều thành con người lắm nghề và ít khi ở yên một chỗ. Tốt hay xấu? lại còn tùy thuộc những hung cát diệu khác.
Thiên Mã đứng với Thiên Phủ thì Thiên Phủ vốn tính chất an định. Thiên Phủ có khả năng làm cho Mã bớt “động”. Cho đến khi vận gặp lưu Thiên Mã bấy giờ Mã mới có sức chống lại sự ngăn chặn của Thiên Phủ để tạo nên một thay đổi rõ ràng quyết liệt.Đối với các sao khác cũng theo như vậy mà suy đoán.Ngoại trừ Mệnh và Thiên Di, Thiên Mã Lộc Tồn khi chấn đóng ở Tài Bạch hay Điền Trạch cũng mang một ý nghĩa đặc thù.
Cung Tài Bạch thấy Lộc Mã rất tốt cho chuyện “động” mà đắc tài, buôn bán phương xa.Cung Điền Trạch có Lộc Mã làm ăn kinh doanh về nhà đất nơi phương xa sẽ thành công. Tài Bạch, Điền Trạch theo cổ nhân nếu có Thái Dương Cự Môn phùng Lộc Mã hợp nhất rất thuận lợi cho sự nghiệp buôn bán viễn phương.
Trường hợp thê cung có Lộc Mã mà Mệnh cung xấu thì vợ sẽ bỏ mình đi lấy người có tiền có địa vị hơn. Thê cung ấy thêm sao Triệt Tuần nữa thì chuyện xảy đến càng mau chóng sớm sủa.Lộc Tồn thuộc âm thổ, chủ về tuổi thọ có thể chế được tai ách cho người ta. Lộc Tồn tâm tình chân thực, phản ứng thì mau nhưng khai sáng lại chậm vì có khuynh hướng nặng về bảo thủ, khóa hò đồng. Nhờ Thiên Mã Lộc Tồn mới nhanh chóng mau mắn xông vào bắt cơ hội.
Lộc Tồn gặp xung phá tất phiền nhiễu ví như ngôi nhà cao vật liệu nặng mà bị địa chấn. Cổ nhân mới bảo “Lộc phùng xung phá cát xứ tàng hung” nghĩa là sao Lộc Tồn mà bị xung phá thì trong tình trạng tốt đẹp có ẩn hung hoạ ghê ghớm. Lộc Tồn Hóa Lộc gặp Không Kiếp Hỏa Linh Hó Kị là dấu hiệu của thất bại sụp đổ, bất an, chìm nổi, ưu phiền lo âu.Lộc Tồn Hóa Lộc đóng vào Nô Bộc cung, cổ nhân nói:” Túng hữu tài quan dã bôn trì” nghĩa là dù có tước lộc tiền bạc thì cũng chỉ là ở cái thế tay sai bộ hạ.Thiên Mã thuộc dương hỏa, chủ về “động” chuyển dịch, xoay sở. Tính chất hiếu động gặp tốt thành hay, gặp xấu thành dở, hợp với Lộc Tồn, Hóa Lộc. Bị các hung sát tinh đi kèm thành khốn đốn, hư hoại.Thiên Mã gặp Đà La gọi bằng triết túc mã (ngựa gẫy chân thích chơi hơn làm).
Thiên Mã gặp Hỏa Tinh gọi bằng chiến mã, nếu Mệnh xấu thường hung tử tha hương.Thiên Mã rất kị các sao Không Vong (Tuần Triệt) cả đời bôn ba.Thiên Mã đứng với Tử Vi Thất Sát ở Tị Hợi gọi bằng Quyền Mã. Thiên Mã đứng với Thiên Tướng Vũ Khúc tại Dần Thân gọi bằng “Tài Ấn Mã”. Thiên Mã gặp Thái Âm cung Hợi gọi bằng Tài Mã, gặp Thái Dương tại Tỵ gọi bằng Quí Mã
Mã ngộ Hình nhi phùng Thiên Khốc ông hoàn phát võ (Mệnh có Thiên Mã đứng cùng Thiên Hình lại được sao Thiên Khốc vào binh nghiệp thành công)Mã Khốc như phùng Hình, Quyền Lộc Ấn tại Quan cung, võ tất thắng ban đệ nhất (Cung Quan Lộc Thiên Mã gặp Thiên Khốc gặp Thiên Hình, Hóa Quyền, Hó Lộc, Quốc Ấn khả dĩ làm to trong binh nghiệp)
Thiên Mã đóng vào cung Tật Ách cả cuộc đời không bao giờ được nhàn nhã thân tâm, chẳng lo cho mình cũng lo cho người, chẳng chuyện gì cũng gây ra chuyện để mà tất tưởi đôn đáo.

Khảo luận về Thân và Mệnh


Tóm lược:
1. Do sự phát triển tuần tự của bào thai theo nguyệt kỳ và nhật ký mà Giờ Sanh là một yếu tố quan trọng để xác định vận số.
2. Cung Thân là phương vị qui chiếu trong vũ trụ hữu hình, giúp ta định rõ Ảnh hưởng của vũ trụ hình vào số mệnh con người.
3. Cung Mệnh là vị trí qui chiếu trong thế giới siêu hình giúp ta định rõ phương cách ảnh hưởng của vũ trụ siêu hình và số mệnh.
Nhờ các lý thuyết được trình bày ở trên đây, chúng ta sẽ phân định ảnh hưởng của các chính tinh vào các phi tinh đối với Thân và Mệnh trong khi luận đoán số Tử Vi.Để bạn đọc có thể theo dõi đầy đủ mọi khía cạnh cuả phép đoán Thân và Mệnh, chúng tôi tuần tự trình bày thành ba mục, vừa là ba phép đoán theo ba quan niệm khác nhau, vừa là ba giai đoạn tiệm tiến từ chi tiết đến tổng quát.

A. Luận đoán riếng biệt các phần Thân và Mệnh
Dựa theo phần số 2 tóm lược lý thuyết, cung Thân là phương vị mà tại đó sẽ qui chiếu các ảnh hưởng cảm ứng của Vũ trụ vô hình. Thế cho nên ta dùng cung Thân để luận định về vóc dáng, sức khỏe, bệnh khí và tánh tình con người.
Theo kinh nghiệm và cũng theo yếu quyết tính vận căn bản của của môn phái Vô cực. Thêm chịu ảnh hưởng cảm ứng của hệ thống Thái Tuế là hậu thiên khí vận tuần hoàn và của hệ thống chính tinh: Tử vi, Liêm Trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ (các trường hợp ngoại lệ sẽ được nói đến trong các bài khảo luận về tinh vận)

Tử vi ảnh hưởng trực tiếp vào Thân thì người ta sẽ có sắc da xám đen hay tía.Nếu lại nhị hợp với Thiên cơ thì mặt xanh, uống rượu không say và tính tình thâm trầm sâu sắc.

Liêm Trinh thủ Thân thì tính khắc khỏ và chịu đựng, lại dễ thành ngoan cố và cương nghị nhưng dễ bị câu thúc thân thể hoặc tù đày.
Thiên Đồng đóng ở cung Thân thì được khỏe mạnh, sắc mặt trẻ trung, nếu lại nhị hợp với Vũ Khúc thì sanh ra đã có nốt ruồi kín, thích mạo hiểm, chân tay khéo léo.
Vũ Khúc thủ thân thì có nhiều nốt ruồi, dễ mắc bệnh nan y (ung thư) tính tình vui vẻ, ham đỏ đen, thích nghệ thuật.
Thái Dương đóng ở cung Thân thì rất mạnh khỏe nhưng dễ có bệnh do vượng khí gây ra như mờ mắt, nhức đầu suốt đời khó chũa. Tính tình nóng nảy, uống rượu dễ say.
Thiên Cơ tọa thủ cung Thân dễ bị bệnh phong, rất linh mẫn, sớm hiểu đời, ưa tính toán lợi hại.
Ngoài các chính tinh này, còn có bộ Thái Tuế là vòng hậu thiên khí vận ảnh hưởng vào Thân rất mạnh mẽ.

Khác với cung Thân, cung Mệnh là phương vị mà tại đó sẽ qui chiếu ảnh hưởng cảm ứng của vũ trụ siêu hình. Cho nên người ta căn cứ vào cung Mệnh để đoán về tâm hồn, tình cảm, tài nghệ, học nghiệp và sự thành tựu công danh.
Cung Mệnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các Bộ Chính Tinh: Tử Vi, Thiên Phủ, bộ Lộc Tồn và hầu hết các phi tinh khác.
Bạn đọc có thể tìm thấy dễ dàng trong bất kỳ tại liệu nào về Tử Vi những phép luận đoán riêng cho cung Mệnh. Soạn giả sẽ trở lại vấn đề này sau khi cho in xong các bài về thuyết lý học cục bộ và thuyết lý tính vận.

B. Luận đoán tương đối Thân và Mệnh
Một khi đã xét qua Thân và Mệnh riêng biệt thì người ta có thể xét sự liên hệ tương đối của Thân và Mệnh. Phần trình bày sau đây sẽ giúp bạn đọc theo dõi phép toán tương đối (Không quan trọng).

1. Người nào sinh nhằm giờ Tí và Ngọ hoặc Mão và Dậu ắt phải có Thân cư Mệnh, hoặc Thân cư Thiên Di. Đa số những người này đều lập sự nghiệp nhờ thời vận và mệnh vận.ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC THỜI VẬN
2. Những người nào sanh nhằm các giờ Thìn, Tuất và Sửu, Mùi ắt phải có Thân cư Phúc Đức và Thân cư Tài Bạch. Đa số được tạo tựu công danh nhờ phúc ấm mồ mả tổ tiên. ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC PHÚC VẬN
3. Những người nào sanh nhằm vào các giờ Dần, Thân và Tị, Hợi ắt phải có Thân cư Quan Lộc và Thân cư Thê Thiếp (hoặc Phu Quân). Đa số những người này được tạo tự sự nghiệp nhờ vào Tài Trí và học thuật hay nghề nghiệp. ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC NGHIỆP VẬN.
ĐẮC PHÚC VẬN thì được biền bỉ lâu dài, được xem là tốt hơn cả. ĐẮC THỜI VẬN thì được nhanh chóng nhưng chỉ thích ứng cho thời vận đột biến mà thôi. ĐẮC NGHIỆP VẬN thì phải bôn ba, thăng trầm, lao tâm khổ trí mới tạo được sự nghiệp.

C. Phép luận đoán chú trọng một phần

Các phần luận đoán trên, riêng biệt Thân và Mệnh, chỉ được xem là căn bản khởi đầu mà thôi. Vì lẽ rằng cách luận giải riêng biệt ấy sẽ không đưa tới một kết luận đơn thuần cho số mệnh của một người. Bởi thế, ta cần phải biết lựa chọn một phần Thân hoặc Mệnh mà thôi để đạt đến kết thúc của việc đoán số Tử Vi.
Muốn được như thế, cần phải lý giải vấn đề theo một quan điểm rõ rệt. Ở đây soạn giả đưa ra cách giải quyết vấn đề theo quan điểm của Giải lý Thái Cực Tuần Hoàn. Điều này đã được trình bày đại cương và tổng quát trong bài trước, số mệnh của một tập thể dự phần quyết định trong số mệnh của cá nhân. Chính vì lẽ này mà khoa đoán số Tử Vi cần phải được tham bác với khoa xem Tướng, xem Tượng (điềm-tượng), Địa lý và Dương cơ, Âm phần, thì sự giải đoán mới hợp lý và hiệu nghiệm tốt đẹp. Các khoa này được coi như là bổ túc cho khoa Tử Vi, Khí Vận, nhờ các phép chiêm đoán điềm triệu này ta mới có thể nhận định sự tốt xấu của vận mệnh chung của một tập thể. Giả thuyết rằng điều này đã được nghiệm biết xong, ta hãy xét đến phần phải chú trọng: Thân hay Mệnh.
Có tất cả bốn trường hợp mà ta phải xem xét đến để lần lượt trình bày sau đây.

Trường hợp 1: Thân và Mệnh sáng
Trong trường hợp này, lý đoán chung là tốt đẹp. Nhưng vẫn còn nhiều điểm phải cửu xét đến, vì lẽ theo đạo lý Vô Toàn (thiên đạo học) mặc dù Thân và Mệnh đều được tốt đẹp và sáng sủa, con người vẫn không thể được hoàn hảo về mọi bề. Vậy chúng ta phải căn cứ vào đâu để đoán quyết sự bất toàn. Để đáp ứng, sau đây là phép nghiệm đoán theo lý thuyết của Thái Cực Môn.
Trường hợp Thân và Mệnh đều sáng tốt, nếu sự nghiệm xét các điềm tượng cho thấy rằng cái tập thể của cá nhân này đang diễn tiến trên một ‘Thái Cực tiến trình’ thì chính sự phát khởi tốt đẹp của Mệnh vị mới bao gồm được các vẻ sáng chói của Thái Cực tiến trình vậy. Còn lại những nét bất toàn phần lớn sẽ ảnh hưởng vào Thân. Đây là trường hợp đã xảy ra cho các vị Nguyên thủ quốc gia, các tay kiệt xuất của nhân quần, tuy công danh được hiển phát tột bực và Thân Mệnh đều sáng tốt, thế mà tóc phải sớm bạc, lại thường mang các tâm bệnh hoặc các chứng nan y (như bệnh tim, ung thư v.v.v)
Có người thì đoản thọ, mà phải chết dự như bị tai nạn thảm khốc hoặc bị ám sát.
Đó chính là bất toàn đạo đã hãm vào Thân vậy. Kết luận cho trường hợp này: ‘Mệnh toàn, Thân bất toàn’.
Trường hợp ngược lại, Thân Mệnh đều sáng tốt nhưng lại gặp phải đại vận hạn của tập thể quán ám như trong hồi Thái cực toàn qui hay Thái Cực Thoái trào. Ở đây Mệnh tốt mà trở thành không tốt vì các nét sáng của cung Mệnh thật là không phương pháp hay đến tột đỉnh, ta thường gọi là ‘Sinh bất phùng thời’. Trong trường hợp này ta có thể luận rằng ‘Mệnh bất như Thân và cá nhân này tuy không được tột bậc hiển vinh, nhưng cũng được một đời phong lưu phúc thọ nhờ Thân vậy’

Trường hợp 2: Mệnh sáng mà Thân xấu
Cũng theo thuyết lý của Thái Cực tuần hoàn, người ta chiêm nghiệm vận mệnh của tập thể trước khi luận đoán số hạn cho cá nhân.
Nếu tập thể đang ở trong Thái Cực tiến trình mà tính tượng của cá nhân cũng đang trong lúc doanh phong (khí tượng đang đầy) thì chắc chắn phải được hưởng mọi điều tốt đẹp của cung Mệnh. Chẳng những thế, theo đạo lý Vô Nhất, không phải chỉ một mình Mệnh vận tốt đẹp mà thôi, chính Thân cũng được hưởng cái doanh khí của Mệnh vậy.
Đối với trường hợp này, thể tất cung Mệnh là quan hệ nhất, hiển nhiên là ‘Thân dữ Mệnh đồng’ hay Thân phải theo Mệnh vậy.
Trái lại Mệnh sáng mà Thân xấu lại gặp hồi Thái cực thoái trào hay quốc gia dân tộc đến hồi mạt vận, dù ảnh hưởng của Mệnh có tạo nên một lúc hanh thông, thì cộng nghiệp cũng như tang hải phù vân, bể dâu mây nổi mà thôi.Chẳng những thế đạo lý Vô nhất còn được quyết đoán rằng: Thân xấu lại còn kéo theo Mệnh xấu. Bởi vậy, ta kết luận cho trường hợp này là ‘Thân át phù vân chi Mệnh’.

Trường hợp 3: Mệnh xấu mà Thân tốt
Nếu gặp được vận hạn của tập thể quốc gia dân tộc đến hồi tốt đẹp hay chuyển vận trên một tiến trình, thì ít ra Thân tốt cũng giúp cho cá nhân qua được những cơn Bĩ Cực để còn toàn tiết mà hưởng được hồi Thái Lai. Đây là nhờ Thân tốt mà mệnh cũng tốt theo, vì vậy ta chú trọng đến Thân hơn Mệnh. Phần lớn cách này, hậu vận chẳng bao giờ xấu.
Cũng trong trường hợp này, nếu tập thể đang đến hồi suy bại, thoái hóa,thì cho Thân có tốt đẹp đến đâu cũng không kéo được Mệnh vận. Như thế Mệnh được xem là qua trọng vậy.

Trường hợp 4: Mệnh xấu Thân cũng xấu
Khi gặp trường hợp này, đa số người luận đoán số Tử Vi thường cho rằng, Mệnh vận cố cùng, chỉ còn tìm lời an ủi cho số phận (của thân chủ).
Thật ra đạo trời không đóng cửa đối với một ai bao giờ, đạo Vô Cùng sẽ mở cửa khác vậy.
Khi gặp vận hạn của thập thể đang hồi sáng sủa tốt đẹp thì Mệnh vận của cá nhân dù có xấu đên đâu vẫn chẳng bao giờ đến chỗ cố cùng. Chúng ta hẳn đồng ý rằng ở tại các nước mà mệnh vận đang tốt đẹp, dân tộc phú cường thì chẳng có ai là đến mức cố cùng, hạng người thấp kém nhất trong xã hôi ấy hẳn là ‘chẳng được phú quí nhưng vẫn được một đời sống bình ổn và dễ thở. Lúc bấy giờ người ta chỉ còn lo ngại cho ‘Thân bất thương toàn’ mà thôi. Nói như vậy trong trường hợp này cung THÂN ĐÁNG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG hơn cả.
Cũng thuộc vào trường hợp này, Thân Mệnh cố cùng nếu lại gặp hồi mạt vận của tập thể đang trên đà tán vong thì quả thật là Thân không còn phương giải cứu. Tuy nhiên đất trời dễ có đạo Vô Cùng mà cũng có dành sẵn một con đường, ít nhất là một con đường giải phóng cho mệnh vận.Trong trường hợp này, chúng ta PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẾN CUNG MỆNH, những cách cứu giải của phi tinh hội chiếu cho cung này: đặc biệt nhất là phép CỨU GIẢI của THÁI CỰC ở trung đạo tứ môn.

Đến đây là kết thúc phần luận đoán về Thân Mệnh, mà trong khuôn khổ của bài này, soạn giả chú trọng đến thuyết ý và phương pháp nhiều hơn là chi tiết luận giải theo tinh vận.

Tổng kết: Đạo lý và khoa học số mệnh
Cùng bạn đọc thân mến, chắc quí vị cũng đã nhận thấy, qua các phần trình bày trên đây, rằng chúng tôi đã trình tự các phép luận về Thân mệnh mặc dù phải gò bó trong khuôn khổ hình thức, vẫn luôn luôn không rời xa đạo lý, nhất là Thiên đạo. Chúng tôi tự xét thấy có trách vụ phải bàn thêm về điều này.
Khoa đoán số mệnh phải được xây dựng trên căn bản lý thuyết mà chủ yếu là:
• Con người có số mệnh tiền định có nghĩa là phải tuân theo luật định của thiên nhiên.
Như thế tìm hiểu được các định luật của thiên nhiên (tạo hóa, đất trời, vạn vật) người ta có thể biết được số mệnh. Đây hẳn là tiền đồ của khoa học về số mệnh, nếu có thể gọi là khoa học.
Hơn nữa dù thế nào thì khoa học cũng không thể xa rời đạo lý nếu không muốn nói rằng số bắt nguồn từ đạo lý. Khoa học mà không có đạo lý chỉ là khoa học của ma quỷ mà thôi. ‘Science sans conscience, n’est que ruine l’âme’
Ngoài ra, trở lại lý thuyết tiền định, nếu ta quan niệm một cách cứng nhắc, thì số mệnh của con người là bất di bất dịch, không thay đổi được vậy chẳng hóa ra mọi cố gắng của con người hướng đến Chân lý đều là vô ích cả hay sao?
Câu trả lời là : không. Vì lẽ Thiên đạo vốn là vô thường và vô duy, vô nhất thì số mệnh của mọi vật cũng không phải là không thể đổi thay. Tuy nhiên, việc dời đổi số mệnh không phải dễ dàng. Cần phải biết đến học thuật của đaọ, dồng hóa được ĐẠO VỚI TÂM thì mới hiểu được là DI TÂM DỊCH MỆNH. Nói cách khác thiên đạo vẫn luôn luôn dành sẵn một CÁNH CỬA TỰ DO, và CÁI TÂM là có thể thoát ra ngoài lẽ thường. TÂM chính là chìa khóa để mở cánh cửa này.
Một khi con người biết DI TÂM KHỞI NGHIỆP thì tâm nghiệp TÙY DUYÊN MÀ TẠO PHÚC và cảm ứng vào số mệnh. Tâm đạo là cánh cửa tự do trong Thiên đạo vậy.
Để kết luận cho bài này, chúng tôi kính mời bạn đọc cùng thưởng thức hai câu tiêu đề của đạo gia học thuật:
‘Thân mệnh tổng giai hư
Duy Tâm chân tự tại’


HƯƠNG VÂN CƯ SĨ
1972
Khoa học huyền bí- số 13

Tóm lược:
1. Do sự phát triển tuần tự của bào thai theo nguyệt kỳ và nhật ký mà Giờ Sanh là một yếu tố quan trọng để xác định vận số.
2. Cung Thân là phương vị qui chiếu trong vũ trụ hữu hình, giúp ta định rõ Ảnh hưởng của vũ trụ hình vào số mệnh con người.
3. Cung Mệnh là vị trí qui chiếu trong thế giới siêu hình giúp ta định rõ phương cách ảnh hưởng của vũ trụ siêu hình và số mệnh.
Nhờ các lý thuyết được trình bày ở trên đây, chúng ta sẽ phân định ảnh hưởng của các chính tinh vào các phi tinh đối với Thân và Mệnh trong khi luận đoán số Tử Vi.Để bạn đọc có thể theo dõi đầy đủ mọi khía cạnh cuả phép đoán Thân và Mệnh, chúng tôi tuần tự trình bày thành ba mục, vừa là ba phép đoán theo ba quan niệm khác nhau, vừa là ba giai đoạn tiệm tiến từ chi tiết đến tổng quát.

A. Luận đoán riếng biệt các phần Thân và Mệnh
Dựa theo phần số 2 tóm lược lý thuyết, cung Thân là phương vị mà tại đó sẽ qui chiếu các ảnh hưởng cảm ứng của Vũ trụ vô hình. Thế cho nên ta dùng cung Thân để luận định về vóc dáng, sức khỏe, bệnh khí và tánh tình con người.
Theo kinh nghiệm và cũng theo yếu quyết tính vận căn bản của của môn phái Vô cực. Thêm chịu ảnh hưởng cảm ứng của hệ thống Thái Tuế là hậu thiên khí vận tuần hoàn và của hệ thống chính tinh: Tử vi, Liêm Trinh, Thiên đồng, Vũ khúc, Thái dương, Thiên cơ (các trường hợp ngoại lệ sẽ được nói đến trong các bài khảo luận về tinh vận)

Tử vi ảnh hưởng trực tiếp vào Thân thì người ta sẽ có sắc da xám đen hay tía.Nếu lại nhị hợp với Thiên cơ thì mặt xanh, uống rượu không say và tính tình thâm trầm sâu sắc.

Liêm Trinh thủ Thân thì tính khắc khỏ và chịu đựng, lại dễ thành ngoan cố và cương nghị nhưng dễ bị câu thúc thân thể hoặc tù đày.
Thiên Đồng đóng ở cung Thân thì được khỏe mạnh, sắc mặt trẻ trung, nếu lại nhị hợp với Vũ Khúc thì sanh ra đã có nốt ruồi kín, thích mạo hiểm, chân tay khéo léo.
Vũ Khúc thủ thân thì có nhiều nốt ruồi, dễ mắc bệnh nan y (ung thư) tính tình vui vẻ, ham đỏ đen, thích nghệ thuật.
Thái Dương đóng ở cung Thân thì rất mạnh khỏe nhưng dễ có bệnh do vượng khí gây ra như mờ mắt, nhức đầu suốt đời khó chũa. Tính tình nóng nảy, uống rượu dễ say.
Thiên Cơ tọa thủ cung Thân dễ bị bệnh phong, rất linh mẫn, sớm hiểu đời, ưa tính toán lợi hại.
Ngoài các chính tinh này, còn có bộ Thái Tuế là vòng hậu thiên khí vận ảnh hưởng vào Thân rất mạnh mẽ.

Khác với cung Thân, cung Mệnh là phương vị mà tại đó sẽ qui chiếu ảnh hưởng cảm ứng của vũ trụ siêu hình. Cho nên người ta căn cứ vào cung Mệnh để đoán về tâm hồn, tình cảm, tài nghệ, học nghiệp và sự thành tựu công danh.
Cung Mệnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các Bộ Chính Tinh: Tử Vi, Thiên Phủ, bộ Lộc Tồn và hầu hết các phi tinh khác.
Bạn đọc có thể tìm thấy dễ dàng trong bất kỳ tại liệu nào về Tử Vi những phép luận đoán riêng cho cung Mệnh. Soạn giả sẽ trở lại vấn đề này sau khi cho in xong các bài về thuyết lý học cục bộ và thuyết lý tính vận.

B. Luận đoán tương đối Thân và Mệnh
Một khi đã xét qua Thân và Mệnh riêng biệt thì người ta có thể xét sự liên hệ tương đối của Thân và Mệnh. Phần trình bày sau đây sẽ giúp bạn đọc theo dõi phép toán tương đối (Không quan trọng).

1. Người nào sinh nhằm giờ Tí và Ngọ hoặc Mão và Dậu ắt phải có Thân cư Mệnh, hoặc Thân cư Thiên Di. Đa số những người này đều lập sự nghiệp nhờ thời vận và mệnh vận.ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC THỜI VẬN
2. Những người nào sanh nhằm các giờ Thìn, Tuất và Sửu, Mùi ắt phải có Thân cư Phúc Đức và Thân cư Tài Bạch. Đa số được tạo tựu công danh nhờ phúc ấm mồ mả tổ tiên. ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC PHÚC VẬN
3. Những người nào sanh nhằm vào các giờ Dần, Thân và Tị, Hợi ắt phải có Thân cư Quan Lộc và Thân cư Thê Thiếp (hoặc Phu Quân). Đa số những người này được tạo tự sự nghiệp nhờ vào Tài Trí và học thuật hay nghề nghiệp. ĐÂY LÀ CÁCH ĐẮC NGHIỆP VẬN.
ĐẮC PHÚC VẬN thì được biền bỉ lâu dài, được xem là tốt hơn cả. ĐẮC THỜI VẬN thì được nhanh chóng nhưng chỉ thích ứng cho thời vận đột biến mà thôi. ĐẮC NGHIỆP VẬN thì phải bôn ba, thăng trầm, lao tâm khổ trí mới tạo được sự nghiệp.

C. Phép luận đoán chú trọng một phần

Các phần luận đoán trên, riêng biệt Thân và Mệnh, chỉ được xem là căn bản khởi đầu mà thôi. Vì lẽ rằng cách luận giải riêng biệt ấy sẽ không đưa tới một kết luận đơn thuần cho số mệnh của một người. Bởi thế, ta cần phải biết lựa chọn một phần Thân hoặc Mệnh mà thôi để đạt đến kết thúc của việc đoán số Tử Vi.
Muốn được như thế, cần phải lý giải vấn đề theo một quan điểm rõ rệt. Ở đây soạn giả đưa ra cách giải quyết vấn đề theo quan điểm của Giải lý Thái Cực Tuần Hoàn. Điều này đã được trình bày đại cương và tổng quát trong bài trước, số mệnh của một tập thể dự phần quyết định trong số mệnh của cá nhân. Chính vì lẽ này mà khoa đoán số Tử Vi cần phải được tham bác với khoa xem Tướng, xem Tượng (điềm-tượng), Địa lý và Dương cơ, Âm phần, thì sự giải đoán mới hợp lý và hiệu nghiệm tốt đẹp. Các khoa này được coi như là bổ túc cho khoa Tử Vi, Khí Vận, nhờ các phép chiêm đoán điềm triệu này ta mới có thể nhận định sự tốt xấu của vận mệnh chung của một tập thể. Giả thuyết rằng điều này đã được nghiệm biết xong, ta hãy xét đến phần phải chú trọng: Thân hay Mệnh.
Có tất cả bốn trường hợp mà ta phải xem xét đến để lần lượt trình bày sau đây.

Trường hợp 1: Thân và Mệnh sáng
Trong trường hợp này, lý đoán chung là tốt đẹp. Nhưng vẫn còn nhiều điểm phải cửu xét đến, vì lẽ theo đạo lý Vô Toàn (thiên đạo học) mặc dù Thân và Mệnh đều được tốt đẹp và sáng sủa, con người vẫn không thể được hoàn hảo về mọi bề. Vậy chúng ta phải căn cứ vào đâu để đoán quyết sự bất toàn. Để đáp ứng, sau đây là phép nghiệm đoán theo lý thuyết của Thái Cực Môn.
Trường hợp Thân và Mệnh đều sáng tốt, nếu sự nghiệm xét các điềm tượng cho thấy rằng cái tập thể của cá nhân này đang diễn tiến trên một ‘Thái Cực tiến trình’ thì chính sự phát khởi tốt đẹp của Mệnh vị mới bao gồm được các vẻ sáng chói của Thái Cực tiến trình vậy. Còn lại những nét bất toàn phần lớn sẽ ảnh hưởng vào Thân. Đây là trường hợp đã xảy ra cho các vị Nguyên thủ quốc gia, các tay kiệt xuất của nhân quần, tuy công danh được hiển phát tột bực và Thân Mệnh đều sáng tốt, thế mà tóc phải sớm bạc, lại thường mang các tâm bệnh hoặc các chứng nan y (như bệnh tim, ung thư v.v.v)
Có người thì đoản thọ, mà phải chết dự như bị tai nạn thảm khốc hoặc bị ám sát.
Đó chính là bất toàn đạo đã hãm vào Thân vậy. Kết luận cho trường hợp này: ‘Mệnh toàn, Thân bất toàn’.
Trường hợp ngược lại, Thân Mệnh đều sáng tốt nhưng lại gặp phải đại vận hạn của tập thể quán ám như trong hồi Thái cực toàn qui hay Thái Cực Thoái trào. Ở đây Mệnh tốt mà trở thành không tốt vì các nét sáng của cung Mệnh thật là không phương pháp hay đến tột đỉnh, ta thường gọi là ‘Sinh bất phùng thời’. Trong trường hợp này ta có thể luận rằng ‘Mệnh bất như Thân và cá nhân này tuy không được tột bậc hiển vinh, nhưng cũng được một đời phong lưu phúc thọ nhờ Thân vậy’

Trường hợp 2: Mệnh sáng mà Thân xấu
Cũng theo thuyết lý của Thái Cực tuần hoàn, người ta chiêm nghiệm vận mệnh của tập thể trước khi luận đoán số hạn cho cá nhân.
Nếu tập thể đang ở trong Thái Cực tiến trình mà tính tượng của cá nhân cũng đang trong lúc doanh phong (khí tượng đang đầy) thì chắc chắn phải được hưởng mọi điều tốt đẹp của cung Mệnh. Chẳng những thế, theo đạo lý Vô Nhất, không phải chỉ một mình Mệnh vận tốt đẹp mà thôi, chính Thân cũng được hưởng cái doanh khí của Mệnh vậy.
Đối với trường hợp này, thể tất cung Mệnh là quan hệ nhất, hiển nhiên là ‘Thân dữ Mệnh đồng’ hay Thân phải theo Mệnh vậy.
Trái lại Mệnh sáng mà Thân xấu lại gặp hồi Thái cực thoái trào hay quốc gia dân tộc đến hồi mạt vận, dù ảnh hưởng của Mệnh có tạo nên một lúc hanh thông, thì cộng nghiệp cũng như tang hải phù vân, bể dâu mây nổi mà thôi.Chẳng những thế đạo lý Vô nhất còn được quyết đoán rằng: Thân xấu lại còn kéo theo Mệnh xấu. Bởi vậy, ta kết luận cho trường hợp này là ‘Thân át phù vân chi Mệnh’.

Trường hợp 3: Mệnh xấu mà Thân tốt
Nếu gặp được vận hạn của tập thể quốc gia dân tộc đến hồi tốt đẹp hay chuyển vận trên một tiến trình, thì ít ra Thân tốt cũng giúp cho cá nhân qua được những cơn Bĩ Cực để còn toàn tiết mà hưởng được hồi Thái Lai. Đây là nhờ Thân tốt mà mệnh cũng tốt theo, vì vậy ta chú trọng đến Thân hơn Mệnh. Phần lớn cách này, hậu vận chẳng bao giờ xấu.
Cũng trong trường hợp này, nếu tập thể đang đến hồi suy bại, thoái hóa,thì cho Thân có tốt đẹp đến đâu cũng không kéo được Mệnh vận. Như thế Mệnh được xem là qua trọng vậy.

Trường hợp 4: Mệnh xấu Thân cũng xấu
Khi gặp trường hợp này, đa số người luận đoán số Tử Vi thường cho rằng, Mệnh vận cố cùng, chỉ còn tìm lời an ủi cho số phận (của thân chủ).
Thật ra đạo trời không đóng cửa đối với một ai bao giờ, đạo Vô Cùng sẽ mở cửa khác vậy.
Khi gặp vận hạn của thập thể đang hồi sáng sủa tốt đẹp thì Mệnh vận của cá nhân dù có xấu đên đâu vẫn chẳng bao giờ đến chỗ cố cùng. Chúng ta hẳn đồng ý rằng ở tại các nước mà mệnh vận đang tốt đẹp, dân tộc phú cường thì chẳng có ai là đến mức cố cùng, hạng người thấp kém nhất trong xã hôi ấy hẳn là ‘chẳng được phú quí nhưng vẫn được một đời sống bình ổn và dễ thở. Lúc bấy giờ người ta chỉ còn lo ngại cho ‘Thân bất thương toàn’ mà thôi. Nói như vậy trong trường hợp này cung THÂN ĐÁNG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG hơn cả.
Cũng thuộc vào trường hợp này, Thân Mệnh cố cùng nếu lại gặp hồi mạt vận của tập thể đang trên đà tán vong thì quả thật là Thân không còn phương giải cứu. Tuy nhiên đất trời dễ có đạo Vô Cùng mà cũng có dành sẵn một con đường, ít nhất là một con đường giải phóng cho mệnh vận.Trong trường hợp này, chúng ta PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẾN CUNG MỆNH, những cách cứu giải của phi tinh hội chiếu cho cung này: đặc biệt nhất là phép CỨU GIẢI của THÁI CỰC ở trung đạo tứ môn.

Đến đây là kết thúc phần luận đoán về Thân Mệnh, mà trong khuôn khổ của bài này, soạn giả chú trọng đến thuyết ý và phương pháp nhiều hơn là chi tiết luận giải theo tinh vận.

Tổng kết: Đạo lý và khoa học số mệnh
Cùng bạn đọc thân mến, chắc quí vị cũng đã nhận thấy, qua các phần trình bày trên đây, rằng chúng tôi đã trình tự các phép luận về Thân mệnh mặc dù phải gò bó trong khuôn khổ hình thức, vẫn luôn luôn không rời xa đạo lý, nhất là Thiên đạo. Chúng tôi tự xét thấy có trách vụ phải bàn thêm về điều này.
Khoa đoán số mệnh phải được xây dựng trên căn bản lý thuyết mà chủ yếu là:
• Con người có số mệnh tiền định có nghĩa là phải tuân theo luật định của thiên nhiên.
Như thế tìm hiểu được các định luật của thiên nhiên (tạo hóa, đất trời, vạn vật) người ta có thể biết được số mệnh. Đây hẳn là tiền đồ của khoa học về số mệnh, nếu có thể gọi là khoa học.
Hơn nữa dù thế nào thì khoa học cũng không thể xa rời đạo lý nếu không muốn nói rằng số bắt nguồn từ đạo lý. Khoa học mà không có đạo lý chỉ là khoa học của ma quỷ mà thôi. ‘Science sans conscience, n’est que ruine l’âme’
Ngoài ra, trở lại lý thuyết tiền định, nếu ta quan niệm một cách cứng nhắc, thì số mệnh của con người là bất di bất dịch, không thay đổi được vậy chẳng hóa ra mọi cố gắng của con người hướng đến Chân lý đều là vô ích cả hay sao?
Câu trả lời là : không. Vì lẽ Thiên đạo vốn là vô thường và vô duy, vô nhất thì số mệnh của mọi vật cũng không phải là không thể đổi thay. Tuy nhiên, việc dời đổi số mệnh không phải dễ dàng. Cần phải biết đến học thuật của đaọ, dồng hóa được ĐẠO VỚI TÂM thì mới hiểu được là DI TÂM DỊCH MỆNH. Nói cách khác thiên đạo vẫn luôn luôn dành sẵn một CÁNH CỬA TỰ DO, và CÁI TÂM là có thể thoát ra ngoài lẽ thường. TÂM chính là chìa khóa để mở cánh cửa này.
Một khi con người biết DI TÂM KHỞI NGHIỆP thì tâm nghiệp TÙY DUYÊN MÀ TẠO PHÚC và cảm ứng vào số mệnh. Tâm đạo là cánh cửa tự do trong Thiên đạo vậy.
Để kết luận cho bài này, chúng tôi kính mời bạn đọc cùng thưởng thức hai câu tiêu đề của đạo gia học thuật:
‘Thân mệnh tổng giai hư
Duy Tâm chân tự tại’


HƯƠNG VÂN CƯ SĨ
1972
Khoa học huyền bí- số 13

Muốn kinh doanh buôn bán cần có những yếu tố nào?


Xem các bộ sao trên lá số Tử Vi để biết trước mình làm nghề kinh doanh buôn bán được không?

Các sách Tử Vi đã xuất bản thường cho rằng muốn kinh doanh, buôn bán, thì mệnh thân, tài, quan… phải tránh được các sao thanh cao, đứng đắn, đạo mạo (như Tử Vi, Thiên Phủ, Cự Nhật, Quan Phúc, Khôi Việt, Cáo Phụ, Thai Tọa, bộ Tứ Đức…) và cần có các sao chủ về tài lộc, tiền bạc, tháo vát, thủ đoạn, xoay xở giỏi (như Vũ Khúc, Song Lọc, Đại Tiểu Hao mão dậu, Cự Cơ mão dậu, Không Kiếp, Tả Hữu, Nhật Nguyệt v.v.). Tiêu chuẩn tổng quát này xét ra không phải là sai lầm, nhưng khi áp dụng vào nhiều trường hợp thì tôi thấy không ứng nghiệm chút nào, vì đâu có phải ngành kinh doanh không hợp với người đứng đắn, đành rằng trên thương trường nếu ta thành thực quá thì đương nhiên là bất lợi, khó giàu lớn. Để khỏi lý luận dài dòng có thể làm cho quý bạn thấy nhàm tẻ, tôi xin nêu ra đươi đây nhiều cách ứng nghiệm cho ngành kinh doanh mà tôi đã gặp trong các lá số. Đây tôi chỉ đề cập đến những người thực sự đi vào ngành này chứ không kể đến những người chỉ vì sinh kế nhất thời mà phải miễn cưỡng buôn bán. Và qua các trường hợp sau đây quý bạn sẽ thấy tiêu chuẩn tổng quát nêu trên bị đảo lộn hết.

Tử Phủ hội Kình Dương (theo phú “Tử Phủ Kình Dương tất cự thương”):

Ta thấy hai sao đứng đắn Tử Phủ khi gặp Kình Dương lại trở thành buôn bán lớn (cự thương), nhưng lẽ tất nhiên buôn bán hợp pháp, đứng đắn, có cơ sở quy mô, có nhiều nhân viên, có vốn vững vàng, nhất là khi có thêm Khôi Việt, Tả Hữu, Xương Khúc, Long Phượng, Quang Quý thì càng dễ làm giám đốc, quản lý xí nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần tránh được Hình, Kỵ để khỏi gặp cạnh tranh gây go có thể đưa đến thù oán kiện cáo; nếu chỉ có Hóa Kị thì không sao nhưng cần phải chuyên ngành kim khí (nếu tọa thủ tại mệnh thì hay có bệnh ở hạ bộ). Ngoài ra cũng cần tránh được Hỏa Linh để tránh được vấn đề về trộm cắp, gian tham của người dưới quyền, nhất là khi các sao này chiếu cung Quan hoặc cung Nô. Cũng có người cho rằng nếu chi có Tử Vi (không có Thiên Phủ) hội Kình và Quyền Lộc thì “tuy mỹ cát nhi vô đạo”, tức là tuy tốt nhưng bất chính, nhưng tôi nghiệm thấy không đúng mấy.

Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội Thiên Mã (tức là cách “Lộc Mã giao trì”, có câu phú “Giao trì Lộc Mã tiền tài đầy kho”)

Có vị Tử Vi cho rằng Lộc Mã ở đây là Lộc Tồn chứ không phải Hóa Lộc, nhưng tôi nghiệm thấy cả hai sao cùng ứng nghiệm. Gặp trường hợp này cần phải rời nơi sinh trưởng đi buôn bán nơi xa mới phát đạt, hoặc ít ra phải kinh doanh bằng cách di chuyển luôn luôn. Tôi cũng cần lưu ý quý bạn là nếu Thiên Mã ở cung Dần thì không nên đi xa quá vì đây là cách “mã hưu lan” (ngựa còn ở trong chuồng vì giờ Dần ngựa chưa đi ra goài). Còn gặp trường hợp Thiên Mã ở cung Hợi tức là “mã cùng đồ” (ngựa hết lối đi) thì lại không nên đi đâu cả. Có người cho rằng nếu Âm Nam, Dương Nữ thì ngựa vẫn đi được và còn cho rằng phải xét xem mạng của mình có hợp với ngũ hành của Thiên Mã (hỏa) hay không. Tôi không phê bình điểm này vì chưa nghiệm được.

Mã ngộ Tràng sinh thanh vân đắc lộ

Câu này thì hầu hết quý bạn đều biết. Tôi chỉ xin nói thêm là cần phải tránh Tuần Triệt, nhất là Triệt, thì việc buôn bán mời xuông xẻ, và tránh được Đà La để khỏi bị thương tích, tai nạn, nhất là khi hai sao này ở Mệnh. Vả lại, chính sao Đà La cũng ngăn trở việc kinh doanh không ít. Hơn nữa, cách này cũng chưa đủ mạnh nên còn cần có thêm một cách tốt trợ lực nữa thì mới phát đạt, nhất là Song Lộc. Ngoài ra còn phải tránh được hai sao Cô, Quả để tránh cảnh “đơn thương độc mã” trên đường kinh doanh vì không có lẽ kinh doanh một mình, không có khách hàng, không có ai cộng tác.

Vũ Khúc hội Thiên Phủ (cách Vũ Khúc, Thiên Phủ đôi kim tích ngọc)

Cách này mà gặp thêm Song Lộc thì buôn bán, kinh doanh thịnh vượng, phát đạt lắm, và nếu không có Song Lộc thì cần có Song Hao mão dậu để tiền bạc được luân chuyển, sinh lời vì nếu chỉ có Vũ Phủ (đều tượng trưng cho các kho) thì tiền bạc chỉ để trong ngân hàng hoặc trong két bạc mà thôi. Ngoài ra, lại cần phải người mạng Thổ hay Kim thì mới hợp cách này vì Vũ Khúc là Kim và Thiên Phủ là Thổ, tuy nhiên phải chịu thiệt thòi về phương diện tinh thần, nghĩa là hay bị cô đơn, khó lập gia đình, nhất là khi có thêm Cô Quả, Kiếp Sát, Thiên Hình (dù trong trường hợp Vũ Khúc Thiên Phủ cư Phúc Đức thay vì cư Mệnh)

Cự Nhật dần thân

Nhiều thầy Tử Vi nói rằng Cự Nhật cư mạng chỉ làm chức lớn trong chính quyền vì có câu phú “Cự Nhật dần thân qua phong tam đại”. Kể ra cũng đúng lắm, nhưng tôi đã gặp một trường hợp “trật đường ray”, nghĩa là không có chức phận trong chính phủ mà làm giám độc một hãng tư. Tôi xin tóm tắt là số trong trường hợp trên: Mạng đương số thuộc Thổ, mệnh cư Dần có Cự Nhật hội Quyền Lộc, Xương Khúc, Thân cư Tài vô chính diệu, do đó mạng Thổ không ưa cung Dần thuộc Mộc mà dựa nhiều vào Thân (cư Tuất thuộc Thổ) và khi Thân vô chính diệu thì phải kiếm chính tinh bên ngoài, nhưng Cơ Lương xung chiếu lại thuộc Mộc không dùng được nên phải hướng sang Cự Nhật và lại hợp được vì Cự Môn dưỡng cung Mộc để Mộc sinh Thái Dương (hỏa) rồi Thái Dương sinh mạng Thổ (theo lý “tham sinh võng khắc”), vì vậy, cung Thân hưởng trọn.

Cự Nhật, nhất là có thêm Hóa Lộc thuộc Thổ và Khôi Việt thuộc Hỏa sinh Thổ, để chuyển đổi câu phú trên thành “Cự Nhật cư Tài, phi quyền tắc phú”, mặc dầu thực sự Cự Nhật không cư Tài, nhưng theo lý ngũ hành thì hoàn toàn ảnh hưởng cho cung Tài. Do đó đương số không làm việc trong chính phủ cũng phải, nhất là Thân đâu có cư Quan.

Vũ Khúc hội Thất Sát ở Mão

Có cách này cũng có khiếu về buôn bán nhưng hơi gian hùng và ưa cạnh tranh vì có Liêm Tham đồng cung tại Tài Bạch. Tuy vậy, không thể buôn bán lớn được mà cần phải làm những “affaire” lặt vặt thì chắc ăn hơn.

Tử Vi hội Hóa Lộc và Nhật Nguyệt

Cách này rất giàu sang, buôn bán dễ dàng, hay gặp may, một vốn mười lời. Đó là cách “phú quý bất khả ngôn”, nhưng cần phải là người mạng Thổ hay Kim hoặc Hỏa mới ứng nghiệm. Nếu là người mạng Thủy hoặc Mộc thì chỉ trung bình thôi.

Thái Dương miếu địa hội Quan Phúc và Hóa Lộc

Cách này gọi là cách “Phúc lộc hà sa” nên đương nhiên làm ăn, buôn bán thịnh vượng không thể tưởng tượng được, nhiều khi ngồi chơi cũng vẫn phát tài. Và đặc biệt cách này lại rất cần gặp Cô Quả vì Thái Dương trong trường hợp này dư sức “tự lực tự cường” cho nên không cộng tác với người khác mới hưởng trọn vẹn được mọi mối lời, chứ nếu không có Cô Quả thì tiền lời sẽ bị chia năm sẻ bảy, đâu còn hay nữa. Cách này trái ngược với cách “Mã ngộ Tràng Sinh thanh vân đắc lộ” nêu trên về khía cạnh Cô Quả. Ngoài ra lại phải cần người mạng Hỏa hoặc Thổ mới đúng cách.

Cơ Cự mão dậu

Cách này gọi là “phú hữu lâu dài” phải cần có Song Lộc hội chiếu hoặc có Song Hao “chúng thủy triều đông” mới thành công mỹ mãn trên thương trường. Tôi cũng cần nhắc lại với quý bạn là Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn không được đồng cung với Cơ Cự vì lý do ngũ hành, Song Hao thì trái lại phải đồng cung với Cự Cơ. Chắc các bạn còn nhớ câu “Song Hao mão dậu ái ngộ Cự Cơ tối hiềm Hóa Lộc” chứ !

Mệnh vô chính diệu đắc tam không nhi phú quý khả kỳ

Cách này nếu chỉ đơn thuần như vậy (có nghĩa là chỉ có ba Không) thì vẫn chẳng nên trò trống gì, phải cần có Song Lộc hội chiếu và nhất là phải là con một trong gia đình, không được có anh hay em trái (có thể có chị em gái). Và dù có được như vậy cũng không có lâu bền mặc dầu có lúc ít ai bằng mình, nhưng thế mới đúng nghĩa chữ “khả kỳ”. Ngoài ra còn cần phải cộng tác với một hoặc nhiều người khác và mình nhận vai trò cố vấn, phụ tá hoặc phó thì mới thành công và lâu bền. Về điểm này cụ Hoàng Hạc đã nêu ra và tôi thấy rất đúng vì trong họ hàng tôi đã có mấy người có cách này.

Xem các bộ sao trên lá số Tử Vi để biết trước mình làm nghề kinh doanh buôn bán được không?

Các sách Tử Vi đã xuất bản thường cho rằng muốn kinh doanh, buôn bán, thì mệnh thân, tài, quan… phải tránh được các sao thanh cao, đứng đắn, đạo mạo (như Tử Vi, Thiên Phủ, Cự Nhật, Quan Phúc, Khôi Việt, Cáo Phụ, Thai Tọa, bộ Tứ Đức…) và cần có các sao chủ về tài lộc, tiền bạc, tháo vát, thủ đoạn, xoay xở giỏi (như Vũ Khúc, Song Lọc, Đại Tiểu Hao mão dậu, Cự Cơ mão dậu, Không Kiếp, Tả Hữu, Nhật Nguyệt v.v.). Tiêu chuẩn tổng quát này xét ra không phải là sai lầm, nhưng khi áp dụng vào nhiều trường hợp thì tôi thấy không ứng nghiệm chút nào, vì đâu có phải ngành kinh doanh không hợp với người đứng đắn, đành rằng trên thương trường nếu ta thành thực quá thì đương nhiên là bất lợi, khó giàu lớn. Để khỏi lý luận dài dòng có thể làm cho quý bạn thấy nhàm tẻ, tôi xin nêu ra đươi đây nhiều cách ứng nghiệm cho ngành kinh doanh mà tôi đã gặp trong các lá số. Đây tôi chỉ đề cập đến những người thực sự đi vào ngành này chứ không kể đến những người chỉ vì sinh kế nhất thời mà phải miễn cưỡng buôn bán. Và qua các trường hợp sau đây quý bạn sẽ thấy tiêu chuẩn tổng quát nêu trên bị đảo lộn hết.

Tử Phủ hội Kình Dương (theo phú “Tử Phủ Kình Dương tất cự thương”):

Ta thấy hai sao đứng đắn Tử Phủ khi gặp Kình Dương lại trở thành buôn bán lớn (cự thương), nhưng lẽ tất nhiên buôn bán hợp pháp, đứng đắn, có cơ sở quy mô, có nhiều nhân viên, có vốn vững vàng, nhất là khi có thêm Khôi Việt, Tả Hữu, Xương Khúc, Long Phượng, Quang Quý thì càng dễ làm giám đốc, quản lý xí nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần tránh được Hình, Kỵ để khỏi gặp cạnh tranh gây go có thể đưa đến thù oán kiện cáo; nếu chỉ có Hóa Kị thì không sao nhưng cần phải chuyên ngành kim khí (nếu tọa thủ tại mệnh thì hay có bệnh ở hạ bộ). Ngoài ra cũng cần tránh được Hỏa Linh để tránh được vấn đề về trộm cắp, gian tham của người dưới quyền, nhất là khi các sao này chiếu cung Quan hoặc cung Nô. Cũng có người cho rằng nếu chi có Tử Vi (không có Thiên Phủ) hội Kình và Quyền Lộc thì “tuy mỹ cát nhi vô đạo”, tức là tuy tốt nhưng bất chính, nhưng tôi nghiệm thấy không đúng mấy.

Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội Thiên Mã (tức là cách “Lộc Mã giao trì”, có câu phú “Giao trì Lộc Mã tiền tài đầy kho”)

Có vị Tử Vi cho rằng Lộc Mã ở đây là Lộc Tồn chứ không phải Hóa Lộc, nhưng tôi nghiệm thấy cả hai sao cùng ứng nghiệm. Gặp trường hợp này cần phải rời nơi sinh trưởng đi buôn bán nơi xa mới phát đạt, hoặc ít ra phải kinh doanh bằng cách di chuyển luôn luôn. Tôi cũng cần lưu ý quý bạn là nếu Thiên Mã ở cung Dần thì không nên đi xa quá vì đây là cách “mã hưu lan” (ngựa còn ở trong chuồng vì giờ Dần ngựa chưa đi ra goài). Còn gặp trường hợp Thiên Mã ở cung Hợi tức là “mã cùng đồ” (ngựa hết lối đi) thì lại không nên đi đâu cả. Có người cho rằng nếu Âm Nam, Dương Nữ thì ngựa vẫn đi được và còn cho rằng phải xét xem mạng của mình có hợp với ngũ hành của Thiên Mã (hỏa) hay không. Tôi không phê bình điểm này vì chưa nghiệm được.

Mã ngộ Tràng sinh thanh vân đắc lộ

Câu này thì hầu hết quý bạn đều biết. Tôi chỉ xin nói thêm là cần phải tránh Tuần Triệt, nhất là Triệt, thì việc buôn bán mời xuông xẻ, và tránh được Đà La để khỏi bị thương tích, tai nạn, nhất là khi hai sao này ở Mệnh. Vả lại, chính sao Đà La cũng ngăn trở việc kinh doanh không ít. Hơn nữa, cách này cũng chưa đủ mạnh nên còn cần có thêm một cách tốt trợ lực nữa thì mới phát đạt, nhất là Song Lộc. Ngoài ra còn phải tránh được hai sao Cô, Quả để tránh cảnh “đơn thương độc mã” trên đường kinh doanh vì không có lẽ kinh doanh một mình, không có khách hàng, không có ai cộng tác.

Vũ Khúc hội Thiên Phủ (cách Vũ Khúc, Thiên Phủ đôi kim tích ngọc)

Cách này mà gặp thêm Song Lộc thì buôn bán, kinh doanh thịnh vượng, phát đạt lắm, và nếu không có Song Lộc thì cần có Song Hao mão dậu để tiền bạc được luân chuyển, sinh lời vì nếu chỉ có Vũ Phủ (đều tượng trưng cho các kho) thì tiền bạc chỉ để trong ngân hàng hoặc trong két bạc mà thôi. Ngoài ra, lại cần phải người mạng Thổ hay Kim thì mới hợp cách này vì Vũ Khúc là Kim và Thiên Phủ là Thổ, tuy nhiên phải chịu thiệt thòi về phương diện tinh thần, nghĩa là hay bị cô đơn, khó lập gia đình, nhất là khi có thêm Cô Quả, Kiếp Sát, Thiên Hình (dù trong trường hợp Vũ Khúc Thiên Phủ cư Phúc Đức thay vì cư Mệnh)

Cự Nhật dần thân

Nhiều thầy Tử Vi nói rằng Cự Nhật cư mạng chỉ làm chức lớn trong chính quyền vì có câu phú “Cự Nhật dần thân qua phong tam đại”. Kể ra cũng đúng lắm, nhưng tôi đã gặp một trường hợp “trật đường ray”, nghĩa là không có chức phận trong chính phủ mà làm giám độc một hãng tư. Tôi xin tóm tắt là số trong trường hợp trên: Mạng đương số thuộc Thổ, mệnh cư Dần có Cự Nhật hội Quyền Lộc, Xương Khúc, Thân cư Tài vô chính diệu, do đó mạng Thổ không ưa cung Dần thuộc Mộc mà dựa nhiều vào Thân (cư Tuất thuộc Thổ) và khi Thân vô chính diệu thì phải kiếm chính tinh bên ngoài, nhưng Cơ Lương xung chiếu lại thuộc Mộc không dùng được nên phải hướng sang Cự Nhật và lại hợp được vì Cự Môn dưỡng cung Mộc để Mộc sinh Thái Dương (hỏa) rồi Thái Dương sinh mạng Thổ (theo lý “tham sinh võng khắc”), vì vậy, cung Thân hưởng trọn.

Cự Nhật, nhất là có thêm Hóa Lộc thuộc Thổ và Khôi Việt thuộc Hỏa sinh Thổ, để chuyển đổi câu phú trên thành “Cự Nhật cư Tài, phi quyền tắc phú”, mặc dầu thực sự Cự Nhật không cư Tài, nhưng theo lý ngũ hành thì hoàn toàn ảnh hưởng cho cung Tài. Do đó đương số không làm việc trong chính phủ cũng phải, nhất là Thân đâu có cư Quan.

Vũ Khúc hội Thất Sát ở Mão

Có cách này cũng có khiếu về buôn bán nhưng hơi gian hùng và ưa cạnh tranh vì có Liêm Tham đồng cung tại Tài Bạch. Tuy vậy, không thể buôn bán lớn được mà cần phải làm những “affaire” lặt vặt thì chắc ăn hơn.

Tử Vi hội Hóa Lộc và Nhật Nguyệt

Cách này rất giàu sang, buôn bán dễ dàng, hay gặp may, một vốn mười lời. Đó là cách “phú quý bất khả ngôn”, nhưng cần phải là người mạng Thổ hay Kim hoặc Hỏa mới ứng nghiệm. Nếu là người mạng Thủy hoặc Mộc thì chỉ trung bình thôi.

Thái Dương miếu địa hội Quan Phúc và Hóa Lộc

Cách này gọi là cách “Phúc lộc hà sa” nên đương nhiên làm ăn, buôn bán thịnh vượng không thể tưởng tượng được, nhiều khi ngồi chơi cũng vẫn phát tài. Và đặc biệt cách này lại rất cần gặp Cô Quả vì Thái Dương trong trường hợp này dư sức “tự lực tự cường” cho nên không cộng tác với người khác mới hưởng trọn vẹn được mọi mối lời, chứ nếu không có Cô Quả thì tiền lời sẽ bị chia năm sẻ bảy, đâu còn hay nữa. Cách này trái ngược với cách “Mã ngộ Tràng Sinh thanh vân đắc lộ” nêu trên về khía cạnh Cô Quả. Ngoài ra lại phải cần người mạng Hỏa hoặc Thổ mới đúng cách.

Cơ Cự mão dậu

Cách này gọi là “phú hữu lâu dài” phải cần có Song Lộc hội chiếu hoặc có Song Hao “chúng thủy triều đông” mới thành công mỹ mãn trên thương trường. Tôi cũng cần nhắc lại với quý bạn là Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn không được đồng cung với Cơ Cự vì lý do ngũ hành, Song Hao thì trái lại phải đồng cung với Cự Cơ. Chắc các bạn còn nhớ câu “Song Hao mão dậu ái ngộ Cự Cơ tối hiềm Hóa Lộc” chứ !

Mệnh vô chính diệu đắc tam không nhi phú quý khả kỳ

Cách này nếu chỉ đơn thuần như vậy (có nghĩa là chỉ có ba Không) thì vẫn chẳng nên trò trống gì, phải cần có Song Lộc hội chiếu và nhất là phải là con một trong gia đình, không được có anh hay em trái (có thể có chị em gái). Và dù có được như vậy cũng không có lâu bền mặc dầu có lúc ít ai bằng mình, nhưng thế mới đúng nghĩa chữ “khả kỳ”. Ngoài ra còn cần phải cộng tác với một hoặc nhiều người khác và mình nhận vai trò cố vấn, phụ tá hoặc phó thì mới thành công và lâu bền. Về điểm này cụ Hoàng Hạc đã nêu ra và tôi thấy rất đúng vì trong họ hàng tôi đã có mấy người có cách này.

Ý NGHĨA SAO PHÁ QUÂN


Bắc đẩu tinh . âm . thủy

1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Tý, Ngọ - Vượng địa: Sửu, Mùi - Đắc địa: Thìn, Tuất - Hãm địa: Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi Phá Quân là hung và hao tinh, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới. Nói chung, nữ giới gặp sao này thường bị những bất trắc về tình duyên, gia đạo vì Phá Quân chủ về phu thê, hao tán.

2. Ý nghĩa cơ thể: Phá Quân không chỉ một bộ phận nào trong cơ thể. Tuy nhiên, vì là sao hao nên Phá Quân có nhiều ý nghĩa về bệnh lý khi đi song với các sao cơ thể khác.

3. Ý nghĩa bệnh lý: Tọa thủ ở cung Tật, Phá Quân có nghĩa máu nóng, hay bị mụn nhọt, ghẻ lở. - Phá Hao Mộc Kỵ: có ung thư, nếu không cũng phải mắc bệnh cần phải mổ xẻ mới qua khỏi được. - Phá Riêu Hồng: bệnh mộng tinh - Phá Hỏa, nhất là ở cung Ngọ: rối trí, điên

4. Ý nghĩa tướng mạo:
Người có Phá Quân thủ mệnh thì "thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt đầy đặn, mắt lộ, hầu lộ, lông mày thưa"
Nếu hãm địa hay đắc địa thì hơi thấp.

5. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Phá Quân miếu, vượng và đắc địa: - thông minh - cương nghị, quả cảm - tự đắc, hiếu thắng, ưa nịnh hót - có thủ đoạn, yếm trá, đa mưu - can đảm, dũng mãnh - ham hoạt động, thích đi xa, ham săn bắn
b. Nếu Phá Quân hãm địa: - ương ngạnh, ngoan cố, ngỗ ngược - hiếu thắng - hung tợn, hồ đồ, bạo tính - nham hiểm, bất nhân - có óc kinh doanh - khéo tay. Đàn bà thì dâm dật, độc ác, lăng loàn

6. Ý nghĩa công danh, tài lộc: Nói chung, Phá Quân dù đắc địa cũng còn bản chất phá tán, tiêu hao nên dù cho có ý nghĩa tốt, cái tốt đó cũng thăng trầm, không lâu bền. Vì vậy, Phá Quân đắc địa thì được giàu sang nhưng gặp nhiều thăng trầm thất thường, khi được, khi mất. Riêng đối với các tuổi Đinh, Kỷ, Quý, Phá Quân lại tốt: có phú quý song toàn, uy quyền hiển hách. Còn đối với những tuổi Bính, Mậu, Dần, Thân, Phá Quân miếu địa tuy có hay nhưng hay mẵc tai họa. + Các sao hợp với Phá Quân miếu địa gồm: cát tinh (Xương, Khúc, Tả, Hữu, Tam Hóa), sát tinh đắc địa (Kình, Đà, Không, Kiếp) + Các sao phá hoại Phá Quân miếu địa gồm: sát tinh hãm địa, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình + Các sao phá hoại Phá Quân hãm địa gồm: sát tinh hãm đại, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình
Nếu Phá Quân hãm địa gặp sát tinh đắc địa thì được giàu sang nhưng chóng tàn hay bị tai họa.
Ngoài ra, Phá hãm ở Mão Dậu hợp với tuổi ất, Tân, Quý. Phá hãm ở Dần Thân, hợp với tuổi Giáp, Đinh, Kỷ. Phá hãm ở Tỵ Hợi hợp với tuổi Mậu. Trong ba trường hợp này thì đỡ lo về tai họa và tương đối khá giả. Các sao giải những bất lợi cho Phá Quân hãm địa gồm: Hóa Khoa, Tuần, Triệt, Nguyệt Đức.

7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa
Thông thường, ý nghĩa tai họa nhẹ nhất, dù là Phá miếu địa, là sự thăng trầm, thất thường của công danh tài lộc.
Chỉ riêng trường hợp Phá miếu địa được cát tinh hỗ trợ và sát tinh đắc địa hội chiếu thì mới tốt.
Nếu Phá miếu địa bị các sao khác phá hay Phá hãm địa đi kèm với các sao xấu thì hay mắc nạn, bị tù hình, giảm thọ, bị bệnh hoạn khó chữa, nghèo hèn, cô độc, phiêu bạt, chết thảm.

8. Ý nghĩa phá quân và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Phá ở Tứ Mộ gặp Hình Lộc: uy quyền lớn, danh cao
- Phá, Phá Toái đồng cung: tiếng tăm lừng lẫy
- Phá, Khoa, Tuần, Triệt ở Thìn Tuất: thẳng thắn, lương thiện. Nếu thêm cả Nguyệt Đức càng tốt.
b. Những bộ sao xấu: - Phá ở Tý Ngọ: nsớm xa cách anh em, cha mẹ; nếu không cũng khắc vợ/chồng hoặc hiếm con, nhất là đối với phái nữ.
- Phá Tham Lộc Mã: trai đàng điếm, gái dâm dật. Cả hai đều vô hạnh, tuy có dư dả tiền bạc
- Phá Cái Đào: rất dâm dục, sát chồng, lăng loàn
- Phá Hỏa: phá sản, bán sạch tổ nghiệp
- Phá Hỏa Hao: bị tai nạn khủng khiếp. Nếu thêm Việt Hình thì chắc chắn chết thê thảm vì súng đạn.
- Phá Kình Tả Hữu ở Mão Dậu: người hết sức độc ác, đa sát, loạn thiên hạ, giết người không gớm tay.
- Phá Phục Hình Riêu Tướng Quân: vợ chồng ghen tuông đi đến chỗ giết nhau.
- Phá, Triệt, Cô: chết đường, bất đắc kỳ tử
9. Ý nghĩa của phá quân ở các cung:
a. ở Bào: - hiếm anh em, anh em bất hòa, xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - càng hiếm hơn và anh em ly tán hoặc có tật và bất hòa, nếu Phá ở Thìn Tuất, Dần Thân hay đồng cung với Tử, Liêm, Vũ
b. ở Phu Thê: Phá Quân thường chủ sự hao tán phu thê. Vợ ghen, chồng bất nghĩa. - vợ chồng khá giả tuy chậm phu thê và có thể có lần xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - hình khắc, vì vợ lăng loàn hoặc vì chồng bất nghĩa nếu Phá ở Dần Thân; hình khắc nếu đồng cung với Tử - muộn phu thê hoặc phải chắp nối hai ba lần, nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Vũ. - bất hòa, xa cách, nghèo khó nếu Phá đồng cung với Liêm.
c. ở Tử: Thông thường có nghĩa hiếm con, xung khắc với cha mẹ dù ở cung nào và đi với sao nào.
d. ở Tài: - giàu có dễ dàng bằng kinh doanh táo bạo nếu Phá ở Tý Ngọ - tiền bạc ra vào bất thường nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm - chật vật buổi đầu, về sau sung túc nếu Phá đồng cung với Tử hay Vũ - khó kiếm tiền, thu ít chi nhiều nếu Phá ở Dần Thân
e. ở Di: - được xã hội trong nể, dễ kiếm tiền, nhưng đôi khi mắc nạn nguy hiểm nếu Phá ở Tý Ngọ. - may rủi đi liền nhau, quý nhân và tiểu nhân đều có, nhiều tai ương, chết xa nhà nếu Phá ở Thìn Tuất. - ra ngoài gặp quý nhân, chết xa nhà nếu Phá đồng cung với Tử. - ra ngoài may ít rủi nhiều, chết xa nhà nếu Phá, Vũ, Liêm đồng cung. - hay bị tai nạn xe cộ, vì người ám hại, chết xa nhà, nếu Phá đơn thủ ở Dần Thân
f. ở Quan: - văn võ kiêm toàn, có quyền thế, đa mưu, hay át quyền nếu Phá ở Thìn Tuất - thành công trong nghiệp võ nhưng thất thường, lập thân trong thời chiến, gặp nhiều việc khó, nguy nhưng thành công, đa mưu, can đảm nếu Phá ở Tý Ngọ hoặc đồng cung với Tử Vi. - quân nhân chật vật, chức nhỏ nhưng nếu buôn bán thì đắc lợi nếu Phá ở Dần Thân hoặc đồng cung với Vũ, Liêm.
g. ở Điền: - Không có điền sản nếu Phá ở Dần Thân - có sản nghiệp buổi đầu rồi phá tan, về sau mới giữ của được nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Tử, Liêm, Vũ. - mua nhà đất rất nhanh chóng, nhưng cơ nghiệp sa sút về già, không giữ được di sản nếu Phá ở Tý Ngọ.
i. ở Phúc: Nói chung, đều có nghĩa họ hàng ly tán và riêng mình phải tha phương lập nghiệp. Nếu Phá ở Tý Ngọ thì được phúc, sống lâu; ở Thìn Tuất thì riêng mình không có phúc nhiều nhưng họ hàng quý hiển; ở Dần Thân thì kém phúc, bị họa, họ hàng sa sút; nếu đồng cung với Tử, Liêm hay Vũ thì vất vả, lao khổ, xa quê mới sống lâu.
k. ở Phụ: Chủ về hao tán, Phá ở vị trí nào cũng sớm mất cha hay mẹ, ít ra hai người xa cách hoặc bất hòa. Chỉ trong trường hợp Phá ở Tý Ngọ và đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ khá giả. Còn lại thì không tốt.

l. ở Hạn: Nếu Phá sáng sủa thì hạn gặp tài, danh thành đạt. Ngược lại, nếu hãm thì rất nhiều tai họa (tội, tang, mất chức, bệnh) - Phá Tuế Kỵ: lo âu, bực dọc vì cạnh tranh, kiện cáo - Phá Liêm Hỏa: phá sản, bị tù, có thể chết - Phá Việt Linh Hình: bị súng đạn - Phá Tướng Binh Thai Riêu: bị phụ tình, đàn bà thì bị lừa gạt, thất trinh, thất tiết

Bắc đẩu tinh . âm . thủy

1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Tý, Ngọ - Vượng địa: Sửu, Mùi - Đắc địa: Thìn, Tuất - Hãm địa: Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi Phá Quân là hung và hao tinh, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới. Nói chung, nữ giới gặp sao này thường bị những bất trắc về tình duyên, gia đạo vì Phá Quân chủ về phu thê, hao tán.

2. Ý nghĩa cơ thể: Phá Quân không chỉ một bộ phận nào trong cơ thể. Tuy nhiên, vì là sao hao nên Phá Quân có nhiều ý nghĩa về bệnh lý khi đi song với các sao cơ thể khác.

3. Ý nghĩa bệnh lý: Tọa thủ ở cung Tật, Phá Quân có nghĩa máu nóng, hay bị mụn nhọt, ghẻ lở. - Phá Hao Mộc Kỵ: có ung thư, nếu không cũng phải mắc bệnh cần phải mổ xẻ mới qua khỏi được. - Phá Riêu Hồng: bệnh mộng tinh - Phá Hỏa, nhất là ở cung Ngọ: rối trí, điên

4. Ý nghĩa tướng mạo:
Người có Phá Quân thủ mệnh thì "thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt đầy đặn, mắt lộ, hầu lộ, lông mày thưa"
Nếu hãm địa hay đắc địa thì hơi thấp.

5. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Phá Quân miếu, vượng và đắc địa: - thông minh - cương nghị, quả cảm - tự đắc, hiếu thắng, ưa nịnh hót - có thủ đoạn, yếm trá, đa mưu - can đảm, dũng mãnh - ham hoạt động, thích đi xa, ham săn bắn
b. Nếu Phá Quân hãm địa: - ương ngạnh, ngoan cố, ngỗ ngược - hiếu thắng - hung tợn, hồ đồ, bạo tính - nham hiểm, bất nhân - có óc kinh doanh - khéo tay. Đàn bà thì dâm dật, độc ác, lăng loàn

6. Ý nghĩa công danh, tài lộc: Nói chung, Phá Quân dù đắc địa cũng còn bản chất phá tán, tiêu hao nên dù cho có ý nghĩa tốt, cái tốt đó cũng thăng trầm, không lâu bền. Vì vậy, Phá Quân đắc địa thì được giàu sang nhưng gặp nhiều thăng trầm thất thường, khi được, khi mất. Riêng đối với các tuổi Đinh, Kỷ, Quý, Phá Quân lại tốt: có phú quý song toàn, uy quyền hiển hách. Còn đối với những tuổi Bính, Mậu, Dần, Thân, Phá Quân miếu địa tuy có hay nhưng hay mẵc tai họa. + Các sao hợp với Phá Quân miếu địa gồm: cát tinh (Xương, Khúc, Tả, Hữu, Tam Hóa), sát tinh đắc địa (Kình, Đà, Không, Kiếp) + Các sao phá hoại Phá Quân miếu địa gồm: sát tinh hãm địa, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình + Các sao phá hoại Phá Quân hãm địa gồm: sát tinh hãm đại, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình
Nếu Phá Quân hãm địa gặp sát tinh đắc địa thì được giàu sang nhưng chóng tàn hay bị tai họa.
Ngoài ra, Phá hãm ở Mão Dậu hợp với tuổi ất, Tân, Quý. Phá hãm ở Dần Thân, hợp với tuổi Giáp, Đinh, Kỷ. Phá hãm ở Tỵ Hợi hợp với tuổi Mậu. Trong ba trường hợp này thì đỡ lo về tai họa và tương đối khá giả. Các sao giải những bất lợi cho Phá Quân hãm địa gồm: Hóa Khoa, Tuần, Triệt, Nguyệt Đức.

7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa
Thông thường, ý nghĩa tai họa nhẹ nhất, dù là Phá miếu địa, là sự thăng trầm, thất thường của công danh tài lộc.
Chỉ riêng trường hợp Phá miếu địa được cát tinh hỗ trợ và sát tinh đắc địa hội chiếu thì mới tốt.
Nếu Phá miếu địa bị các sao khác phá hay Phá hãm địa đi kèm với các sao xấu thì hay mắc nạn, bị tù hình, giảm thọ, bị bệnh hoạn khó chữa, nghèo hèn, cô độc, phiêu bạt, chết thảm.

8. Ý nghĩa phá quân và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Phá ở Tứ Mộ gặp Hình Lộc: uy quyền lớn, danh cao
- Phá, Phá Toái đồng cung: tiếng tăm lừng lẫy
- Phá, Khoa, Tuần, Triệt ở Thìn Tuất: thẳng thắn, lương thiện. Nếu thêm cả Nguyệt Đức càng tốt.
b. Những bộ sao xấu: - Phá ở Tý Ngọ: nsớm xa cách anh em, cha mẹ; nếu không cũng khắc vợ/chồng hoặc hiếm con, nhất là đối với phái nữ.
- Phá Tham Lộc Mã: trai đàng điếm, gái dâm dật. Cả hai đều vô hạnh, tuy có dư dả tiền bạc
- Phá Cái Đào: rất dâm dục, sát chồng, lăng loàn
- Phá Hỏa: phá sản, bán sạch tổ nghiệp
- Phá Hỏa Hao: bị tai nạn khủng khiếp. Nếu thêm Việt Hình thì chắc chắn chết thê thảm vì súng đạn.
- Phá Kình Tả Hữu ở Mão Dậu: người hết sức độc ác, đa sát, loạn thiên hạ, giết người không gớm tay.
- Phá Phục Hình Riêu Tướng Quân: vợ chồng ghen tuông đi đến chỗ giết nhau.
- Phá, Triệt, Cô: chết đường, bất đắc kỳ tử
9. Ý nghĩa của phá quân ở các cung:
a. ở Bào: - hiếm anh em, anh em bất hòa, xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - càng hiếm hơn và anh em ly tán hoặc có tật và bất hòa, nếu Phá ở Thìn Tuất, Dần Thân hay đồng cung với Tử, Liêm, Vũ
b. ở Phu Thê: Phá Quân thường chủ sự hao tán phu thê. Vợ ghen, chồng bất nghĩa. - vợ chồng khá giả tuy chậm phu thê và có thể có lần xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - hình khắc, vì vợ lăng loàn hoặc vì chồng bất nghĩa nếu Phá ở Dần Thân; hình khắc nếu đồng cung với Tử - muộn phu thê hoặc phải chắp nối hai ba lần, nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Vũ. - bất hòa, xa cách, nghèo khó nếu Phá đồng cung với Liêm.
c. ở Tử: Thông thường có nghĩa hiếm con, xung khắc với cha mẹ dù ở cung nào và đi với sao nào.
d. ở Tài: - giàu có dễ dàng bằng kinh doanh táo bạo nếu Phá ở Tý Ngọ - tiền bạc ra vào bất thường nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm - chật vật buổi đầu, về sau sung túc nếu Phá đồng cung với Tử hay Vũ - khó kiếm tiền, thu ít chi nhiều nếu Phá ở Dần Thân
e. ở Di: - được xã hội trong nể, dễ kiếm tiền, nhưng đôi khi mắc nạn nguy hiểm nếu Phá ở Tý Ngọ. - may rủi đi liền nhau, quý nhân và tiểu nhân đều có, nhiều tai ương, chết xa nhà nếu Phá ở Thìn Tuất. - ra ngoài gặp quý nhân, chết xa nhà nếu Phá đồng cung với Tử. - ra ngoài may ít rủi nhiều, chết xa nhà nếu Phá, Vũ, Liêm đồng cung. - hay bị tai nạn xe cộ, vì người ám hại, chết xa nhà, nếu Phá đơn thủ ở Dần Thân
f. ở Quan: - văn võ kiêm toàn, có quyền thế, đa mưu, hay át quyền nếu Phá ở Thìn Tuất - thành công trong nghiệp võ nhưng thất thường, lập thân trong thời chiến, gặp nhiều việc khó, nguy nhưng thành công, đa mưu, can đảm nếu Phá ở Tý Ngọ hoặc đồng cung với Tử Vi. - quân nhân chật vật, chức nhỏ nhưng nếu buôn bán thì đắc lợi nếu Phá ở Dần Thân hoặc đồng cung với Vũ, Liêm.
g. ở Điền: - Không có điền sản nếu Phá ở Dần Thân - có sản nghiệp buổi đầu rồi phá tan, về sau mới giữ của được nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Tử, Liêm, Vũ. - mua nhà đất rất nhanh chóng, nhưng cơ nghiệp sa sút về già, không giữ được di sản nếu Phá ở Tý Ngọ.
i. ở Phúc: Nói chung, đều có nghĩa họ hàng ly tán và riêng mình phải tha phương lập nghiệp. Nếu Phá ở Tý Ngọ thì được phúc, sống lâu; ở Thìn Tuất thì riêng mình không có phúc nhiều nhưng họ hàng quý hiển; ở Dần Thân thì kém phúc, bị họa, họ hàng sa sút; nếu đồng cung với Tử, Liêm hay Vũ thì vất vả, lao khổ, xa quê mới sống lâu.
k. ở Phụ: Chủ về hao tán, Phá ở vị trí nào cũng sớm mất cha hay mẹ, ít ra hai người xa cách hoặc bất hòa. Chỉ trong trường hợp Phá ở Tý Ngọ và đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ khá giả. Còn lại thì không tốt.

l. ở Hạn: Nếu Phá sáng sủa thì hạn gặp tài, danh thành đạt. Ngược lại, nếu hãm thì rất nhiều tai họa (tội, tang, mất chức, bệnh) - Phá Tuế Kỵ: lo âu, bực dọc vì cạnh tranh, kiện cáo - Phá Liêm Hỏa: phá sản, bị tù, có thể chết - Phá Việt Linh Hình: bị súng đạn - Phá Tướng Binh Thai Riêu: bị phụ tình, đàn bà thì bị lừa gạt, thất trinh, thất tiết

Ý NGHĨA SAO THẤT SÁT


Nam đẩu tinh . dương . kim

1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân, Tý, Ngọ - Vượng địa: Tỵ, Hợi - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Mão, Dậu, Thìn, Tuất

2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Thất Sát ở Mệnh thì "thân hình nở nang, hơi cao nhưng thô xấu, da xám hay đen, mặt thường có vết, mắt to và lồi."

3. Ý nghĩa bệnh lý: Thất Sát không chỉ đích danh một bộ phận nào trong cơ thể nhưng đóng ở Tật thường bất lợi.
- Sát Vũ đồng cung: bộ máy tiêu hóa xấu, thường bị trĩ, nếu không chân tay bị thương tích - Sát Không Kiếp: bị ho lao, phổi yếu, sưng phổi có mủ - Sát Kỵ Đà: bệnh tật ở tay chân - Sát Hao Mộc Kỵ: bệnh ung thư
Tùy theo Sát đi với bộ phận nào thì nơi đó bị tật. Mức độ nặng nhẹ còn tùy sự hội tụ với hung sát tinh khác.

4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: tiêu biểu nhiều cho võ tính, đặc biệt là: - sự can đảm - sự uy dũng, oai phong - tính cương nghị, nóng nảy - hiếu thắng - có mưu cơ, có tài quyền biến Tuy nhiên, muốn được hiển hách phải đi cùng với cát tinh. Nếu gặp hung, sát tinh thì: - tàn nhẫn, bất nhân - đa sát, khát máu, gieo nhiều tai họa, án mạng. Nếu hung sát tinh đắc địa thì là tướng tài, có khả năng thu phục cường đồ. Nếu hãm địa thì rất hung bạo, làm loạn, đảo chính, tà phái.
b. Nếu Thất Sát hãm địa: - tính tình hung bạo, làm càn, nóng nảy - gian xảo, độc ác - đàn bà thì bạc tình Gặp thêm hung, sát tinh, người đó là hạng chọc trời khuấy nước, làm loạn thiên hạ

5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: - được hưởng phú quý, nhất là đối với 4 tuổi Giáp, Canh, Đinh, Kỷ gặp Thất Sát thủ mệnh ở Dần Thân thì phú quý rất cao. Các tuổi khác thường gặp nhiều khó khăn, thăng trầm. - hiển đạt về võ nghiệp, có biệt tài về quân sự, giỏi về tác chiến - đàn bà thì tài giỏi, can trường, đảm lược, được phú quý. Nhưng sao Sát không mấy tương hợp với phụ nữ nên dù đắc địa, cũng gặp nhiều bất hạnh trong gia đạo (muộn chồng, khắc chồng ...) Nếu gặp sao xấu và nhất là sát tinh, Thất Sát đắc địa đưa đến nhiều nghịch cảnh như: - có nhiều bệnh tật - thường bị tai nạn khủng khiếp vì súng đạn - thường bị bắt bớ, hình tù - giàu sang cũng không bền - có giàu sang cũng giảm thọ
b. Nếu Thất Sát hãm địa: Những bất lợi về công danh tài lộc phúc thọ cũng tương tự nhưng những chính tinh hãm địa khác: - cô độc - khốn khó - phiêu bạt nơi xa quê hương - bị bệnh nan y - bị ngục tù - bị tai nạn khủng khiếp - yểu tử Đặc biệt, vì Thất Sát là võ tinh nên tai họa do Thất Sát hãm địa khủng khiếp hơn các sao khác. Đa số cái chết và cách chết của Thất Sát hãm địa rất thê thảm, từ việc bị bom đạn, đao súng, ám sát cho đến tai nạn cực kỳ nặng nề. Riêng phụ nữ thì khắc chồng, sát phu, hại con hay nhiều lần bị điêu đứng vì tình - phải chịu cảnh góa bụa, lẽ mọn hoặc đa truân.

6. Ý nghĩa của thất sát và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Sát, Tử Vi ở Tỵ: phú quý, uy quyền.
- Sát Liêm đồng cung ở Sửu Mùi, mệnh ất, Kỷ, Âm Nam: anh hùng quán thế, can đảm, thao lược
- Sát Hình đồng cung hay hội chiếu: liêm chính, ngay thẳng, chính trực, vô tư, hiển đạt về nghiệp võ, rất uy nghi lẫm liệt, nhưng tính nóng nảy khiến thiên hạn phải khiếp sợ.
b. Những bộ sao xấu: - Sát Tử Hỏa Tuyệt: người háo sát, giết người không gớm tay, không bị lương tâm cắn rứt.
- Sát Liêm ở Sửu Mùi: chết ở ngoài đường vì tai nạn xe cộ hay vì đao súng (ám sát).
- Sát hãm địa (hay Phá hãm địa): tha phương lập nghiệp, người lắm nghề nhưng không tinh thục
- Sát Phá Tham, nữ mệnh tuổi Tân Đinh gặp Văn Xương: góa bụa, nghịch cảnh vì gia đạo, làm lẽ, sát phu, muộn chồng.
- Sát gặp Tứ Sát (Kình Đà Linh Hỏa): bị tật, chết trận rất thê thảm
- Sát Kình ở Ngọ: chết vì đao súng, không toàn thây nhất là đối với tuổi Bính, Mậu. Ngoại lệ đối với hai tuổi Giáp, Kỷ (anh hùng tái thế).
- Sát ở Tý Ngọ gặp Kiếp Riêu: ghét đàn bà, thích sống độc thân. Đàn bà thì đa tình, đa mang, đau khổ nhiều lần.
- Sát hãm gặp Hỏa Kình: nghèo, làm nghề sát sinh

7. Ý nghĩa của thất sát ở các cung:
Có 4 vị trí rất đẹp cho Thất Sát: ở Dần Thân Tý và Ngọ. Bốn vị trí này đảm bảo phú quý tột bậc cho người đó.
a. ở Phu Thê: Vợ/chồng thường là con trưởng. Chỉ trừ ở Dần Thân thì vợ chồng tài cán, đảm đang, danh giá, vợ hay ghen, chồng nóng nảy. Tại các cung khác thì hình khắc chia ly, phải sát phu, sát thê, lập gia đình nhiều lần, cho dù đi với chính tinh tốt. - Tại Tý Ngọ: tuy có danh giá nhưng hình khắc - Sát Tử Vi đồng cung: phải trắc trở buổi đầu, về sau mới tốt, phải muộn lập gia đình mới phú quý. Bằng không, phu thê gián đoạn, hình khắc. - Sát Liêm hay Vũ đồng cung: bắt buộc phải hình khắc nhất là với Vũ Khúc, sao chủ về cô độc và góa bụa. - Sát, Quyền: rất sợ vợ
b. ở Tử: Thất Sát cũng bất lợi vì hiếm con, con chết, con khó nuôi, muộn con, con bệnh tật, xa con. Trừ phi ở Dần Thân thì được 3 con, khá giả, quý tử. Gặp thêm nhiều sao xấu hay hiếm muộn có thể bị tuyệt tự.
c. ở Tài: - Sát ở Dần Thân: kiếm tiền dễ dàng, nhất là từ trung niên trở đi - Sát ở Tý Ngọ: tiền bạc thất thường, hoạnh tài - Sát, Tử ở Tỵ: dễ kiếm tiền, dễ làm giàu - Sát Liêm đồng cung: thất thường, khi có khi hết nhưng không thiếu, chậm giàu. - Sát Vũ đồng cung: lập nghiệp được nhưng tự lực, vất vả buổi đầu. - Tại Thìn Tuất: thiếu thốn
d. ở Di: - Tại Dần Thân hoặc Tử Vi đồng cung: có người lớn giúp đỡ ngoài đời, được nhiều người tôn phục, ở gần các nhân vật quyền thế. - Tại Tý Ngọ: có ý nghĩa trên nhưng may rủi đi liền nhau, dễ bị tai nạn, chết xa nhà. - Vũ Sát: được người tin phục nhưng hay bị nạn, bị chết ở xa nhà. - Liêm Trinh đồng cung: bị tai nạn vì ám sát ở xa nhà - Tại Thìn Tuất: ra ngoài bất lợi, chết xa nhà.
e. ở Quan: Giống như Thất Sát ở Mệnh, đóng ở Quan, Thất Sát thường là quân nhân. Nếu đồng cung với Tử Vi hay ở vị trí triều đẩu (Dần Thân) hay ngưỡng đẩu (Tý Ngọ) thì rất đẹp: văn võ đều giỏi, uy quyền lớn, trấn áp được muôn người nhưng ở Tý Ngọ thì may rủi liền nhau. - Sát Liêm đồng cung: quân nhân nhưng sự nghiệp thăng trầm, may rủi liền nhau. Nếu bỏ được võ nghiệp làm doanh thương thì tốt. - Vũ Sát: hiển đạt võ nghiệp nhưng thất thường và thăng trầm, thường trấn nhậm ở xa. - Tại Thìn Tuất: quân nhân nhưng sớm được giải nghiệp vì họa hại, tai nạn, tàn phế
f. ở Điền: Thường gặp bất lợi về điền sản hoặc chậm có của, hoặc không có di sản, không hưởng di sản, hoặc phải bán điền sản, hoặc phải bị mất điền sản (truất hữu), hoặc phải tự lập mới khá. - Tại Dần Thân: ít di sản. Nếu tự lập mới dồi dào. - Tại Tý Ngọ: mua vào bán ra thất thường. Phá di sản. Tự lập thì mới bền vững. - Sát Tử: di sản nhiều nhưng phá sản - Sát Liêm: chậm điền sản, vất vả buổi đầu. Sau về già mới có nhà cửa. - Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: không điền sản, rất ít điền sản, nhà nhỏ lúc về già

g. ở Phúc: - ở Triều đẩu và Ngưỡng đẩu: đắc phúc nhưng phải ly hương lập nghiệp. Họ hàng khá giả về võ nghiệp nhưng ly tán (ở Tý Ngọ) - Sát Tử đồng cung: phải ly hương lập nghiệp mới thọ. Họ hàng danh giá, hiển đạt về võ nhưng tha phương. - Sát Liêm hay Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: giảm thọ, vì bạc phúc, xa gia đình, xa họ hàng, lao tâm khổ trí, họ hàng yểu, ly tán, nghèo.
i. ở Phụ: Bất luận ở đâu, cha mẹ cũng xung khắc hoặc không hợp tính với con. Tuy nhiên, cha mẹ quý hiển và thọ nếu Sát ở Dần Thân; kém thọ nếu Sát ở Tý Ngọ; vất vả, bị bệnh tật, yểu, xung khắc với con nếu ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm, Vũ. Trừ phi đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ phú quý mà bất hòa, gia đình ly tán, khắc tính với con cái.
k. ở Hạn: Nhập hạn ở vị trí Triều đẩu, Thất Sát rất hưng vượng về nhiều mặt tài, quan, gia đạo. Gặp sát hung tinh hoặc khi hãm địa thì hay bị tai nạn, hình tù, súng đạn. - Sát Liêm Hỏa: cháy nhà (nếu Hạn ở Điền thì càng chắc chắn) - Sát Kình Hình ở Ngọ: ở tù, chết - Sát Hình Phù Hổ: tù, âu sầu - Sát Phá Liêm Tham Không Kiếp Tuế Đà: kiện, tù, chết (nếu đại hạn xấu) - Sát Hao: đau nặng - Sát Kỵ: bệnh, hay mang tiếng xấu

Nam đẩu tinh . dương . kim

1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân, Tý, Ngọ - Vượng địa: Tỵ, Hợi - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Mão, Dậu, Thìn, Tuất

2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Thất Sát ở Mệnh thì "thân hình nở nang, hơi cao nhưng thô xấu, da xám hay đen, mặt thường có vết, mắt to và lồi."

3. Ý nghĩa bệnh lý: Thất Sát không chỉ đích danh một bộ phận nào trong cơ thể nhưng đóng ở Tật thường bất lợi.
- Sát Vũ đồng cung: bộ máy tiêu hóa xấu, thường bị trĩ, nếu không chân tay bị thương tích - Sát Không Kiếp: bị ho lao, phổi yếu, sưng phổi có mủ - Sát Kỵ Đà: bệnh tật ở tay chân - Sát Hao Mộc Kỵ: bệnh ung thư
Tùy theo Sát đi với bộ phận nào thì nơi đó bị tật. Mức độ nặng nhẹ còn tùy sự hội tụ với hung sát tinh khác.

4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: tiêu biểu nhiều cho võ tính, đặc biệt là: - sự can đảm - sự uy dũng, oai phong - tính cương nghị, nóng nảy - hiếu thắng - có mưu cơ, có tài quyền biến Tuy nhiên, muốn được hiển hách phải đi cùng với cát tinh. Nếu gặp hung, sát tinh thì: - tàn nhẫn, bất nhân - đa sát, khát máu, gieo nhiều tai họa, án mạng. Nếu hung sát tinh đắc địa thì là tướng tài, có khả năng thu phục cường đồ. Nếu hãm địa thì rất hung bạo, làm loạn, đảo chính, tà phái.
b. Nếu Thất Sát hãm địa: - tính tình hung bạo, làm càn, nóng nảy - gian xảo, độc ác - đàn bà thì bạc tình Gặp thêm hung, sát tinh, người đó là hạng chọc trời khuấy nước, làm loạn thiên hạ

5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: - được hưởng phú quý, nhất là đối với 4 tuổi Giáp, Canh, Đinh, Kỷ gặp Thất Sát thủ mệnh ở Dần Thân thì phú quý rất cao. Các tuổi khác thường gặp nhiều khó khăn, thăng trầm. - hiển đạt về võ nghiệp, có biệt tài về quân sự, giỏi về tác chiến - đàn bà thì tài giỏi, can trường, đảm lược, được phú quý. Nhưng sao Sát không mấy tương hợp với phụ nữ nên dù đắc địa, cũng gặp nhiều bất hạnh trong gia đạo (muộn chồng, khắc chồng ...) Nếu gặp sao xấu và nhất là sát tinh, Thất Sát đắc địa đưa đến nhiều nghịch cảnh như: - có nhiều bệnh tật - thường bị tai nạn khủng khiếp vì súng đạn - thường bị bắt bớ, hình tù - giàu sang cũng không bền - có giàu sang cũng giảm thọ
b. Nếu Thất Sát hãm địa: Những bất lợi về công danh tài lộc phúc thọ cũng tương tự nhưng những chính tinh hãm địa khác: - cô độc - khốn khó - phiêu bạt nơi xa quê hương - bị bệnh nan y - bị ngục tù - bị tai nạn khủng khiếp - yểu tử Đặc biệt, vì Thất Sát là võ tinh nên tai họa do Thất Sát hãm địa khủng khiếp hơn các sao khác. Đa số cái chết và cách chết của Thất Sát hãm địa rất thê thảm, từ việc bị bom đạn, đao súng, ám sát cho đến tai nạn cực kỳ nặng nề. Riêng phụ nữ thì khắc chồng, sát phu, hại con hay nhiều lần bị điêu đứng vì tình - phải chịu cảnh góa bụa, lẽ mọn hoặc đa truân.

6. Ý nghĩa của thất sát và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Sát, Tử Vi ở Tỵ: phú quý, uy quyền.
- Sát Liêm đồng cung ở Sửu Mùi, mệnh ất, Kỷ, Âm Nam: anh hùng quán thế, can đảm, thao lược
- Sát Hình đồng cung hay hội chiếu: liêm chính, ngay thẳng, chính trực, vô tư, hiển đạt về nghiệp võ, rất uy nghi lẫm liệt, nhưng tính nóng nảy khiến thiên hạn phải khiếp sợ.
b. Những bộ sao xấu: - Sát Tử Hỏa Tuyệt: người háo sát, giết người không gớm tay, không bị lương tâm cắn rứt.
- Sát Liêm ở Sửu Mùi: chết ở ngoài đường vì tai nạn xe cộ hay vì đao súng (ám sát).
- Sát hãm địa (hay Phá hãm địa): tha phương lập nghiệp, người lắm nghề nhưng không tinh thục
- Sát Phá Tham, nữ mệnh tuổi Tân Đinh gặp Văn Xương: góa bụa, nghịch cảnh vì gia đạo, làm lẽ, sát phu, muộn chồng.
- Sát gặp Tứ Sát (Kình Đà Linh Hỏa): bị tật, chết trận rất thê thảm
- Sát Kình ở Ngọ: chết vì đao súng, không toàn thây nhất là đối với tuổi Bính, Mậu. Ngoại lệ đối với hai tuổi Giáp, Kỷ (anh hùng tái thế).
- Sát ở Tý Ngọ gặp Kiếp Riêu: ghét đàn bà, thích sống độc thân. Đàn bà thì đa tình, đa mang, đau khổ nhiều lần.
- Sát hãm gặp Hỏa Kình: nghèo, làm nghề sát sinh

7. Ý nghĩa của thất sát ở các cung:
Có 4 vị trí rất đẹp cho Thất Sát: ở Dần Thân Tý và Ngọ. Bốn vị trí này đảm bảo phú quý tột bậc cho người đó.
a. ở Phu Thê: Vợ/chồng thường là con trưởng. Chỉ trừ ở Dần Thân thì vợ chồng tài cán, đảm đang, danh giá, vợ hay ghen, chồng nóng nảy. Tại các cung khác thì hình khắc chia ly, phải sát phu, sát thê, lập gia đình nhiều lần, cho dù đi với chính tinh tốt. - Tại Tý Ngọ: tuy có danh giá nhưng hình khắc - Sát Tử Vi đồng cung: phải trắc trở buổi đầu, về sau mới tốt, phải muộn lập gia đình mới phú quý. Bằng không, phu thê gián đoạn, hình khắc. - Sát Liêm hay Vũ đồng cung: bắt buộc phải hình khắc nhất là với Vũ Khúc, sao chủ về cô độc và góa bụa. - Sát, Quyền: rất sợ vợ
b. ở Tử: Thất Sát cũng bất lợi vì hiếm con, con chết, con khó nuôi, muộn con, con bệnh tật, xa con. Trừ phi ở Dần Thân thì được 3 con, khá giả, quý tử. Gặp thêm nhiều sao xấu hay hiếm muộn có thể bị tuyệt tự.
c. ở Tài: - Sát ở Dần Thân: kiếm tiền dễ dàng, nhất là từ trung niên trở đi - Sát ở Tý Ngọ: tiền bạc thất thường, hoạnh tài - Sát, Tử ở Tỵ: dễ kiếm tiền, dễ làm giàu - Sát Liêm đồng cung: thất thường, khi có khi hết nhưng không thiếu, chậm giàu. - Sát Vũ đồng cung: lập nghiệp được nhưng tự lực, vất vả buổi đầu. - Tại Thìn Tuất: thiếu thốn
d. ở Di: - Tại Dần Thân hoặc Tử Vi đồng cung: có người lớn giúp đỡ ngoài đời, được nhiều người tôn phục, ở gần các nhân vật quyền thế. - Tại Tý Ngọ: có ý nghĩa trên nhưng may rủi đi liền nhau, dễ bị tai nạn, chết xa nhà. - Vũ Sát: được người tin phục nhưng hay bị nạn, bị chết ở xa nhà. - Liêm Trinh đồng cung: bị tai nạn vì ám sát ở xa nhà - Tại Thìn Tuất: ra ngoài bất lợi, chết xa nhà.
e. ở Quan: Giống như Thất Sát ở Mệnh, đóng ở Quan, Thất Sát thường là quân nhân. Nếu đồng cung với Tử Vi hay ở vị trí triều đẩu (Dần Thân) hay ngưỡng đẩu (Tý Ngọ) thì rất đẹp: văn võ đều giỏi, uy quyền lớn, trấn áp được muôn người nhưng ở Tý Ngọ thì may rủi liền nhau. - Sát Liêm đồng cung: quân nhân nhưng sự nghiệp thăng trầm, may rủi liền nhau. Nếu bỏ được võ nghiệp làm doanh thương thì tốt. - Vũ Sát: hiển đạt võ nghiệp nhưng thất thường và thăng trầm, thường trấn nhậm ở xa. - Tại Thìn Tuất: quân nhân nhưng sớm được giải nghiệp vì họa hại, tai nạn, tàn phế
f. ở Điền: Thường gặp bất lợi về điền sản hoặc chậm có của, hoặc không có di sản, không hưởng di sản, hoặc phải bán điền sản, hoặc phải bị mất điền sản (truất hữu), hoặc phải tự lập mới khá. - Tại Dần Thân: ít di sản. Nếu tự lập mới dồi dào. - Tại Tý Ngọ: mua vào bán ra thất thường. Phá di sản. Tự lập thì mới bền vững. - Sát Tử: di sản nhiều nhưng phá sản - Sát Liêm: chậm điền sản, vất vả buổi đầu. Sau về già mới có nhà cửa. - Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: không điền sản, rất ít điền sản, nhà nhỏ lúc về già

g. ở Phúc: - ở Triều đẩu và Ngưỡng đẩu: đắc phúc nhưng phải ly hương lập nghiệp. Họ hàng khá giả về võ nghiệp nhưng ly tán (ở Tý Ngọ) - Sát Tử đồng cung: phải ly hương lập nghiệp mới thọ. Họ hàng danh giá, hiển đạt về võ nhưng tha phương. - Sát Liêm hay Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: giảm thọ, vì bạc phúc, xa gia đình, xa họ hàng, lao tâm khổ trí, họ hàng yểu, ly tán, nghèo.
i. ở Phụ: Bất luận ở đâu, cha mẹ cũng xung khắc hoặc không hợp tính với con. Tuy nhiên, cha mẹ quý hiển và thọ nếu Sát ở Dần Thân; kém thọ nếu Sát ở Tý Ngọ; vất vả, bị bệnh tật, yểu, xung khắc với con nếu ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm, Vũ. Trừ phi đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ phú quý mà bất hòa, gia đình ly tán, khắc tính với con cái.
k. ở Hạn: Nhập hạn ở vị trí Triều đẩu, Thất Sát rất hưng vượng về nhiều mặt tài, quan, gia đạo. Gặp sát hung tinh hoặc khi hãm địa thì hay bị tai nạn, hình tù, súng đạn. - Sát Liêm Hỏa: cháy nhà (nếu Hạn ở Điền thì càng chắc chắn) - Sát Kình Hình ở Ngọ: ở tù, chết - Sát Hình Phù Hổ: tù, âu sầu - Sát Phá Liêm Tham Không Kiếp Tuế Đà: kiện, tù, chết (nếu đại hạn xấu) - Sát Hao: đau nặng - Sát Kỵ: bệnh, hay mang tiếng xấu